Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 26 tháng 4 năm 2024  
Thứ tư, ngày 6 tháng 5 năm 2020 | 15:54

Hiệu quả từ đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở Lệ Thủy

Qua các lớp đào tạo nghề, nhiều hộ tại huyện lúa Lệ Thủy (Quảng Bình) đã biết vận dụng kiến thức vào thực tiễn trồng trọt, chăn nuôi, mang lại hiệu quả. Không ít hộ đã vươn lên làm giàu từ những mô hình phát triển kinh tế.

t28.jpg
Học sinh người dân tộc Vân Kiều ở huyện Lệ Thủy được đào tạo nghề may.

 

Hiệu quả từ các lớp đào tạo nghề

Nhằm nâng cao hiệu quả công tác dạy nghề cho lao động nông thôn, hằng năm, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội ( LĐ - TB & XH ) huyện Lệ Thủy tiến hành khảo sát, cập nhật thông tin nhu cầu học nghề của người lao động, xây dựng kế hoạch đào tạo nghề phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Qua đó có cơ sở định hướng nghề nghiệp phù hợp cho từng nhóm đối tượng cụ thể để đề xuất, mở các lớp đào tạo nghề có hiệu quả cao, thu hút đông đảo học viên tham gia.

Các nhóm nghề được tập trung gồm: Kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm; nuôi ong lấy mật; trồng và khai thác gỗ rừng; kỹ thuật chế biến món ăn, phục vụ; điện dân dụng; may công nghiệp; lái xe ô tô hạng C… Đặc biệt, Phòng LĐ - TB & XH huyện Lệ Thủy còn phối hợp với Trường Cao đẳng nghề Quảng Bình đào tạo nghề may, sửa chữa điện dân dụng cho hàng chục học sinh người dân tộc Vân Kiều đang theo học hệ THPT tại Trường Phổ thông dân tộc nội trú huyện.

Hiệu quả thấy rõ qua các lớp đào tạo nghề, điển hình như hộ gia đình bà Nguyễn Thị Hân ở xã Trường Thủy hiện nuôi khoảng 800 con gà thả đồi thương phẩm. Bà Hân cho biết, khi xã tổ chức các lớp dạy nghề kỹ thuật chăn nuôi cho lao động nông thôn, tôi đã chủ động đăng ký tham gia. Từ những kiến thức đã được học, tôi áp dụng vào chăm sóc đàn gà nuôi của gia đình. Hiện mỗi năm, gia đình thu nhập từ nuôi gà khoảng 100 triệu đồng.

Đào tạo nghề gắn với tạo việc làm

Theo bà Nguyễn Thị Hoàng Mai, Trưởng phòng LĐ - TB & XH huyện Lệ Thủy, căn cứ trên tình hình thực tiễn, Phòng sẽ tham mưu mở các lớp đào tạo nghề cho phù hợp. Đối với lao động có điều kiện sản xuất, có đất có rừng, thì hướng đào tạo những nghề phục vụ cho sản xuất nông nghiệp tại chỗ, như các mô hình trồng trọt, mở rộng chăn nuôi gia súc, gia cầm… Thực tế cho thấy, hầu hết các lớp dạy nghề được tổ chức đã bám sát với điều kiện kinh tế, sản xuất thực tế của địa phương, giúp học viên có kiến thức cơ bản, vận dụng hiệu quả vào thực tế, có thu nhập nuôi sống bản thân và gia đình.

 

t29.jpg
Mô hình nuôi gà thả đồi của hộ bà Nguyễn Thị Hân ở xã Trường Thủy, huyện Lệ Thủy.

 

Thời gian tới, huyện tiếp tục làm tốt công tác khảo sát, xác định nhu cầu học nghề của lao động nông thôn; xây dựng kế hoạch dạy nghề gắn với định hướng phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương; tăng cường tổ chức các lớp học nghề gắn với việc làm của học viên sau khi học, hỗ trợ các lao động phát triển kinh tế hộ gia đình….

Tính từ năm 2011 đến nay, huyện Lệ Thủy đã mở được 142 lớp đào tạo nghề cho hơn 4.741 lao động nông thôn. Phần lớn học viên phát huy được nghề ngay tại địa phương hoặc được tuyển dụng vào làm trong các doanh nghiệp, góp phần củng cố tiêu chí số 12 về “Lao động có việc làm” trong Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới.

 

 

Nguyễn Trung Hiểu
Ý kiến bạn đọc
  • Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Theo vòng quay của thời gian, lại một tháng Tư nữa lại về! Tháng Tư về, nhiều khoảnh khắc thiên nhiên tươi đẹp đọng lại trong mỗi người khi mùa Xuân sắp qua đi, nhường chỗ cho mùa Hè tràn ngập ánh vàng lấp lánh của nắng, sắc trắng mong manh của hoa loa kèn có mặt ở mọi nẻo đường, nhiều góc phố Thủ đô yêu dấu.

  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

Top