Tại Hội nghị toàn quốc sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2019, BCĐ 138 Chính phủ và BCĐ 389 Quốc gia nhận định tình hình hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên các tuyến, địa bàn cả nước tiếp tục diễn biến phức tạp.
Diễn biến phức tạp
Gần đây, trong nước nổi lên tình trạng buôn bán, vận chuyển ma túy; hàng hóa sản xuất từ nước ngoài, hàng giả, hàng nhái, giả mạo xuất xứ, nhãn mác“Made in Việt Nam” để gian lận thương mại, gây thất thu ngân sách nhà nước, ảnh hưởng rất lớn đến uy tín của doanh nghiệp Việt và thiệt hại người tiêu dùng.
Việt Nam có đường biên giới trải dài, địa hình phức tạp, tiếp giáp với nhiều nước nên các đối tượng đã sử dụng nhiều thủ đoạn tinh vi để hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển hàng hóa trái phép qua biên giới.
Đặc biệt, tình trạng lợi dụng chính sách tạm nhập tái xuất, kho ngoại quan để buôn lậu. Mới đây, tại Lào Cai, lực lượng chức năng đã phát hiện 16 container chứa 440 tấn hạt dẻ có dấu hiệu lợi dụng chính sách hàng tạm nhập tái xuất thẩm lậu vào thị trường nội địa.
Trên tuyến biên giới Miền Trung, trọng điểm là các tỉnh: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép chủ yếu là các mặt hàng: Rượu, bia, nước giải khát, động vật hoang dã,… và buôn bán, vận chuyển ma túy diễn biến rất phức tạp.
Trong khi các tuyến biên giới Tây Nam bộ các đối tượng buôn bán, vận chuyển chủ yếu là các mặt hàng như: Phế liệu, Thuốc lá, đường cát, đồ điện tử, điện lạnh, hàng tiêu dùng đã qua sử dụng (vụ việc lực lượng Công an phát hiện và bắt giữ 04 ghe vận chuyển trái phép 70 tấn đường cát và 20 tấn hàng quần áo cũ tại khu vực biên giới huyện An Phú, tỉnh An Giang).
Tại các cảng hàng không, bưu điện quốc tế, địa bàn trọng điểm lực lượng chức năng đã phát hiện nhiều vụ vi phạm có giá trị kinh tế cao như: vàng, ngoại tệ, mỹ phẩm, tân dược, thực phẩm chức năng, thời trang cao cấp, thiết bị công nghệ, rượu ngoại, thuốc lá, xì gà.
Tình trạng buôn bán, sản xuất, vận chuyển, kinh doanh hàng hóa không có nguồn gốc xuất xứ, hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ vẫn diễn ra phức tạp, có chiều hướng gia tăng ở khắp các vùng miền như: Xăng dầu, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, hàng bách hóa tiêu dùng, dược phẩm, thực phẩm, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, dược liệu…
Đáng báo đông là tình trạng các đối tượng người nước ngoài cấu kết với người địa phương, thuê kho, xưởng để tàng trữ, pha chế ma túy vận chuyển đi nước thứ 3 tiêu thụ điển hình là vụ cơ quan chức năng TP. Hồ Chí Minh phối hợp với các cơ quan chức năng phát hiện, thu giữ 507,5kg Ketamin ngày 11/5/2019.
Hoạt động buôn bán hàng hóa qua mạng Internet diễn ra rất phổ biến nhưng chưa được kiểm soát hiệu quả, hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng bị trà trộn, ảnh hưởng đến quyền lợi người tiêu dùng. Hiện các cơ quan chức năng đang tích cực triển khai các biện pháp để đấu tranh ngăn chặn tình trạng này.
Số vụ vi phạm tăng
Theo Ban Chỉ đạo 389 quốc gia 6 tháng đầu năm 2019, các lực lượng chức năng cả nước đã phát hiện, bắt giữ, xử lý 85.892 vụ việc vi phạm, thu nộp NSNN đạt trên 6.165 tỷ đồng, khởi tố 1.311 vụ (tăng trên 47 % so với cùng kỳ 2018), với 1.546 đối tượng (tăng trên 56% so với cùng kỳ 2018).
Trước thực trạng trên, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, Trưởng BCĐ 389 quốc gia Trương Hòa Bình yêu cầu, cần tiếp tục tăng cường công tác nắm tình hình, kiểm tra, thanh tra, đôn đốc thực hiện công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra công vụ. Xác định rõ trách nhiệm người đứng đầu theo từng địa bàn, lĩnh vực phụ trách; điều chuyển, đề xuất điều chuyển, thay thế người đứng đầu các cơ quan, đơn vị không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
Chỉ đạo, kiểm tra các cơ quan chức năng xử lý nghiêm các vụ việc vi phạm về buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả đã phát hiện, bắt giữ. Quá trình kiểm tra cần xác định trách nhiệm, kiến nghị xử lý các đơn vị, cá nhân quản lý địa bàn, lĩnh vực để xảy ra vụ việc vi phạm, tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
Ban Chỉ đạo 389 địa phương lựa chọn đơn vị trọng điểm, lĩnh vực ngành hàng trọng điểm để chỉ đạo kiểm tra thực hiện các kế hoạch đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Tăng cường công tác truyền thông, tuyên tuyền những bài học kinh nghiệm hay của các lực lượng chức năng trong công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; lan tỏa gương người tốt, việc tốt, cùng chung tay với các lực lượng chức năng trong lĩnh vực này...
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.