Sở GD&ĐT tỉnh TT - Huế dự kiến cho HS đi học lại vào tháng 5. Theo Chủ tịch UBND tỉnh, cần chuẩn bị kỹ điều kiện, phương án cho HS đi học trở lại một cách an toàn; đồng thời, tỉnh cần tiếp tục thực nghiêm các biện pháp phòng chống dịch một cách khoa học.
Chuẩn bị kỹ điều kiện và phương án cho học sinh trở lại trường học một cách an toàn
Như trước đó đã đưa tin, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thừa Thiên Huế đang lên kế hoạch để học sinh đi học trở lại trong tháng 5/2020. Cụ thể hơn, dự kiến từ ngày 4/5 học sinh các khối lớp 5, 9 và 12 sẽ được đi học trở lại; tiếp đó, tùy theo tình hình thực tế sẽ tiến hành với các khối lớp khác.
Để chuẩn bị cho học sinh đi học trở lại, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Tân cho biết, ngay sau khi biện pháp giãn cách xã hội được nới lỏng (dự kiến sau ngày 22/4) cán bộ, giáo viên các trường sẽ phối hợp với lực lượng chức năng để thực hiện các biện pháp phòng chống dịch COVID-19, đặc biệt tiếp tục tiến hành tiêu độc khử trùng, sẵn sàng cho học sinh đi học trở lại bình thường và đảm bảo an toàn.
Khi học sinh đi học trở lại, các phương pháp phòng chống dịch COVID-19 như đeo khẩu trang, đo thân nhiệt, sát khuẩn… sẽ được tiếp tục được thực hiện; đồng thời, Sở Giáo dục và Đào tạo cũng dự kiến những kịch bản, những tình huống để thực hiện công tác phòng chống dịch một cách chủ động… tất cả hướng đến đảm bảo an toàn cho cán bộ, giáo viên và học sinh khi đi học trở lại, ông Nguyễn Tân nhấn mạnh.
Theo Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, việc cho học sinh đi học trở lại cần được chú ý đặc biệt và phải chuẩn bị kỹ điều kiện, phương án cho học sinh trở lại trường học một cách an toàn.
Quyết tâm thực hiện, chiến thắng trên mọi mặt trận
Liên quan đến công tác phòng chống dịch COVID-19 trên địa bàn nói chung, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Phan Ngọc Thọ đề nghị các đơn vị dựa trên tình hình thực tế của địa phương, nhu cầu của người dân để đề xuất các quyết sách sẽ nới lỏng trong thời gian tới; các quyết sách đưa ra phải dựa trên tính thực tiễn, khoa học, pháp lý, đảm bảo sự đồng thuận cao của xã hội, có lợi cho người dân.
Bên cạnh đó, dù tình hình dịch bệnh trên địa bàn tỉnh trong những ngày qua đang diễn biến tích cực, theo kịch bản của tỉnh đã đặt ra, với quan điểm phòng chống dịch nhưng phải đảm bảo phát triển kinh tế xã hội; vừa chống dịch hiệu quả, vừa phải an lòng dân; vì vậy những quyết sách đưa ra là rất quan trọng, nếu không tính toán kỹ sẽ có nhiều hậu quả khôn lường.
Tuy nhiên, xét tình hình ở cấp độ quốc gia - Việt Nam vẫn là nước có dịch. Thừa Thiên Huế nằm trong nhóm 2 - nhóm nguy cơ; cạnh địa phương là Đà Nẵng được xếp nhóm nguy cơ cao; 01 ngày nữa tỉnh Thừa Thiên Huế mới hoàn thành cách ly hết số người ở Lào về... vì vậy, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế nhấn mạnh, địa phương không thể chủ quan mà phải chủ động hơn nữa trong công tác phòng chống dịch COVID-19.
Được biết, sắp tới, tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ tiếp tục chỉ đạo nới lỏng vòng trong một số dịch vụ theo hướng có kiểm soát chặt, duy trì thắt chặt vòng ngoài. Trong thời gian này, các sở, ban, ngành, địa phương nghiên cứu, xây dựng Bộ tiêu chí đánh giá mức độ sẵn sàng các lĩnh vực có thể nới lỏng như: cơ sở lưu trú, các điểm du lịch, dịch vụ ăn uống...
Đồng thời, lực lượng chức năng sẽ tiếp tục thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 theo phương châm “rà từng ngõ, gõ từng nhà” để kịp thời phát hiện các trường hợp mắc bệnh, thực hiện các biện pháp ngăn chặn, tránh lây lan dịch bệnh trong cộng đồng.
“Đây là thời điểm quan trọng để chung ta chuẩn bị các phương án, có giải pháp phù hợp với từng địa bàn, từng nhóm đối tượng, từng nhóm ngành nghề để đảm bảo vừa kiểm soát được dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội. Đặc biệt là phải tạo sự đồng thuận cao trong xã hội với những quyết sách của tỉnh nhà đưa ra để cùng nhau quyết tâm thực hiện, chiến thắng trên mọi mặt trận”, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế nhấn mạnh.
Trong tiết trời se lạnh đầu đông, nhưng ở trong Trường TH&THCS số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên - Lào Cai), không khí ấm áp và rộn ràng đang tràn ngập nơi đây. Những ngày tháng gian khó sau bão số 3 đã ở lại phía sau, nhường chỗ cho niềm vui và nụ cười rạng rỡ của các em học sinh. Bằng sự tận tụy, ân cần của thầy cô, nhà trường đã trở thành mái nhà thứ hai, nơi tràn đầy tình yêu thương và hy vọng.
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.