Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ hai, ngày 25 tháng 11 năm 2024  
Thứ ba, ngày 17 tháng 5 năm 2022 | 11:35

Huyện Củ Chi có 8/10 sản phẩm OCOP được đánh giá 4, 5 sao

Theo báo cáo từ Phòng Kinh tế huyện Củ Chi (TP. Hồ Chí Minh), trên địa bàn hiện có 8/10 sản phẩm được đánh giá 4, 5 sao theo Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).

Củ Chi có diện tích đất sản xuất nông nghiệp lớn nhất so với các quận, huyện khác của TP. Hồ Chí Minh, với 31.292 ha và cũng là huyện có số hộ sản xuất nông nghiệp lớn nhất thành phố với 11.774 hộ (tương ứng với 24.680 lao động sản xuất nông nghiệp).

Trong tổng số hộ sản xuất nông nghiệp, ước tính có khoảng 45% số hộ trồng trọt (rau an toàn, hoa kiểng, cây ăn trái…), 42% số hộ chăn nuôi, 8% số hộ nuôi trồng thủy sản và 5% số hộ sản xuất nông nghiệp tổng hợp.

Đến cuối tháng 4/2022, huyện có 8/10 sản phẩm được Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình OCOP thành phố đánh giá  từ 4 đến 5 sao gồm: Bơ đậu phộng mịn, bơ đậu phộng hạt, bột rau má không đường, bột rau má có đường, bột tía tô, bột diếp cá, bột lá sen, bột chùm ngây....

Hiện trên địa bàn huyện Củ Chi đã có 8/10 sản phẩm được Hội đồng đánh giá đạt từ 4 đến 5 sao theo chương trình OCOP.
Củ Chi có 8/10 sản phẩm được Hội đồng đánh giá đạt từ 4 đến 5 sao theo Chương trình OCOP.

Theo ông Lê Đình Đức, Phó Chủ tịch UBND huyện Củ Chi, trong thời gian tới, huyện Củ Chi cần làm tốt công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân trong việc thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).

Ông Đinh Minh Hiệp, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT TP. Hồ Chí Minh,  cho rằng, chính quyền địa phương cần quan tâm hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân đăng ký và phát triển sản phẩm OCOP. Các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp nên đầu tư vào những sản phẩm chế biến; bao bì, nhãn mác sản phẩm; tích cực đưa sản phẩm OCOP lên sàn giao dịch điện tử.

Sở Nông nghiệp và PTNT TP. Hồ Chí Minh sẽ hỗ trợ tập huấn, xây dựng thương hiệu và phối hợp Sở Du lịch thành phố giới thiệu những sản phẩm OCOP cho khách du lịch trong thời gian tới.

Tại các phiên chợ nông sản, có nhiều gian hàng của tổ chức, cá nhân tham gia trưng bày sản phẩm nông nghiệp chủ lực, các sản phẩm OCOP, sản phẩm tiêu biểu của nông dân, giới thiệu gian hàng đưa sản phẩm nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử.

 

 

 

Lại Hùng
Ý kiến bạn đọc
  • “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.

  • “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.

  • Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.

Top