Giữa thời điểm dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, hàng chục đối tượng hung hãn, trong đó có người mặc đồng phục công nhân công ty điện gió đã ngang nhiên phá dỡ nhà dân. Thái độ thách thức pháp luật của nhóm đối tượng này khiến nhiều người bức xúc.
Bà Ngô Thị Vân Anh, ở thôn Đắk Kual, xã Đắk N’Đrung (Đắk Song, Đắk Nông), vừa có đơn tố giác tội phạm gửi các cơ quan chức năng huyện Đắk Song đề nghị xử lý nghiêm các đối tượng ngang nhiên phá hoại tài sản của gia đình.
Theo bà Anh, gia đình bà có thửa đất tại bản Đầm Giỏ, xã Thuận Hà, được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và đã thực hiện chuyển một phần diện tích sang đất ở. Từ năm 2012 đến nay, gia đình canh tác ổn định, không tranh chấp với ai. Để có chỗ tránh mưa nắng, gần đây gia đình đã xây dựng căn nhà cấp IV với diện tích khoảng 100m2.
Đang sinh sống, làm ăn ổn định, thì khoảng 12h ngày 25/08/2021, bất ngờ xuất hiện khoảng 100 đối tượng, trong đó có nhiều người mặc đồng phục của công ty điện gió hung hãn lao vào phá dỡ toàn bộ ngôi nhà.
Mặc dù người dân chứng kiến đã kiên quyết yêu cầu dừng ngay hành vi phá hoại, nhưng nhóm người “ỷ thế người đông, lực mạnh” đã thực hiện hành vi phá hoại tài sản đến cùng.
Thái độ “xem trời bằng vung”, thách thức pháp luật của nhóm đối tượng này chưa dừng lại. Sau khi phá dỡ xong, nhóm người này còn mang toàn bộ tài sản của gia đình lên ô tô chở đi nơi khác. Để thực hiện hành vi xem thường pháp luật ngay giữa ban ngày, các đối tượng trên sử dụng 4 ô tô biển số Đắk Nông và TP.HCM.
“Hành vi phá hoại tài sản gây thiệt hại cho gia đình khoảng 100 triệu đồng. Khi phát hiện sự việc, chúng tôi gọi điện thoại báo ngay cho lực lượng chức năng xã Thuận Hà nhưng không ai có mặt để ngăn chặn, xử lý nhóm đối tượng côn đồ nói trên. Cho đến bây giờ gia đình tôi vẫn chưa hết hoang mang, lo lắng trước hành vi táo tợn, hung hãn của nhóm đối tượng đó. Tôi đề nghị cơ quan chức năng phải quyết liệt điều tra, xử lý nghiêm các đối tượng trên”, bà Ngô Thị Vân Anh bức xúc nói.
Theo tìm hiểu của PV, căn nhà của gia đình bà Ngô Thị Vân Anh bị nhóm đối tượng phá dỡ nằm trong hành lang đường dây 220KV của Công ty TNHH MTV Năng lượng Đắk N’Đrung Đắk Nông 1 đang triển khai thi công phần trụ điện. Theo quy định, diện tích đất, cây cối hoa màu, công trình vật dụng kiến trúc nằm trong hành lang đường dây này đều phải thu hồi và bồi thường.
Tuy nhiên, bà Ngô Thị Vân Anh cho biết, đến nay, các đơn vị liên quan và cả công ty điện gió chưa gặp gỡ, thỏa thuận đền bù cho gia đình bà. Việc có mặt nhiều người mặc đồng phục công nhân công ty điện gió tham gia phá nhà, thì có thể sự việc này có liên quan và là chủ trương của lãnh đạo công ty điện gió.
Trao đổi qua điện thoại, Thượng tá Nguyễn Đức Thùy, Trưởng Công an huyện Đắk Song, cho biết, đã nhận được đơn tố giác tội phạm của bà Ngô Thị Vân Anh. Sự việc đang được xác minh, điều tra làm rõ.
Để đảm bảo tình hình an ninh trật tự tại địa phương, tránh tạo bức xúc trong dư luận, đề nghị cơ quan chức năng huyện Đắk Song khẩn trương điều tra, xử lý nghiêm nhóm đối tượng ngang nhiên thực hiện hành vi phá hoại tài sản của người dân.
>> Đơn vị thi công làm thay việc của chính quyền địa phương?
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.