Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 28 tháng 3 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 27 tháng 9 năm 2019 | 13:48

Huyện Krông Bông XDNTM gắn với giảm nghèo bền vững

Những năm gần đây, huyện Krông Bông (Đắk Lắk) có nhiều chuyển biến tích cực trong xây dựng nông thôn mới (XDNTM), phát triển kinh tế - xã hội; đặc biệt, tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh theo hướng bền vững.

tr3t.jpg
Mô hình trồng chanh dây mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.

 

Xuất phát điểm thấp

Krông Bông là một trong những huyện thuần nông thuộc vùng sâu còn nhiều khó khăn, nơi đây có trên 22 ngàn hộ dân với hơn 100 ngàn nhân khẩu, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ cao. So với mặt bằng chung của tỉnh Đắk Lắk trong XDNTM, huyện có xuất phát điểm thấp.

Tuy nhiên, với sự nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân, Chương trình XDNTM đã đạt được kết quả đáng khích lệ. Đến nay, huyện đạt 116/247 tiêu chí; bình quân đạt 8,92 tiêu chí/xã; riêng hai xã là Hòa Thành và Hòa Sơn đạt 12 tiêu chí; phấn đấu năm 2020 có 01 xã (xã Hòa Sơn) đạt chuẩn NTM.

Trao đổi với phóng viên, ông Lê Văn Long, Chủ tịch UBND huyện Krông Bông, cho biết: “Mục đích cuối cùng trong thực hiện XDNTM là đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng cao; giảm tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn bền vững”.

Giảm nghèo bằng nhiều phương thức

Ở Krông Bông, nhiều phong trào, mô hình, cách làm sáng tạo được triển khai, có sức lan tỏa mạnh như: phong trào “Toàn dân đoàn kết XDNTM, đô thị văn minh”; phong trào “Toàn dân tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc”; “Hũ gạo tình thương”; “Ống tiền tiết kiệm”, “Phụ nữ giúp nhau làm kinh tế”…, tạo nên không khí thi đua sôi nổi, phát huy nội lực, giúp nhau nâng cao thu nhập, mang lại hiệu quả trong phát triển kinh tế - xã hội, XDNTM, góp phần tích cực vào công tác giảm nghèo.

Đặc biệt, mô hình “Làm theo lời Bác tiết kiệm hướng về cơ sở” là phương cách  đột phá, để hỗ trợ các đối tượng đặc biệt khó khăn (mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên… tiết kiệm 3 - 15 ngàn đồng/tháng).

Nguồn vốn tiết kiệm năm 2010 - 2015 được hơn 1,2 tỷ đồng, lập được 110 sổ tiết kiệm (trị giá 10 triệu đồng/sổ), trao tặng 110 hộ gia đình khó khăn vượt khó; 100 triệu đồng, cùng với sự hỗ trợ của Binh đoàn 474, xây dựng Nhà tưởng niệm anh hùng liệt sỹ Y Ơn.

Từ năm 2016 đến nay, huyện tiết kiệm được trên 1,3 tỷ đồng, trích quỹ 1,12 tỷ đồng mua 108 bò cái sinh sản hỗ trợ cho 100 hộ nghèo làm phương tiện sản xuất, phát triển kinh tế; hỗ trợ kịp thời 133 triệu đồng cho 133 gia đình bị tốc mái do bão; 140 triệu đồng cho 140 thôn, buôn, tổ dân phố để đồng bào tổ chức đón Tết đêm giao thừa; xây 03 phòng ở cho cán bộ, giáo viên vùng sâu xã Cư Pui….

Bên cạnh đó, huyện nhân rộng nhiều mô hình dự án giảm nghèo; mặt khác, tích cực hỗ trợ người dân vay vốn sản xuất, tìm cây, con giống phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng, có thị trường tiêu thụ mang về triển khai ở địa phương.

Thúc đẩy phát triển kinh tế 

Nghị quyết 04 của huyện về việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; sản xuất theo chuỗi liên kết là bước chuyển mạnh mẽ, hướng đi đúng mang lại thu nhập cao, ổn định cho người dân như: sản xuất dứa sạch khoảng 1.000ha tại 3 xã Cư Đrăm, Cư Pui, Yang Mao; trồng, sản xuất tinh dầu sả ở xã Hòa Lễ; trồng dâu nuôi tằm ở 2 xã Hòa Phong và Cư Pui; trồng vải thiều, nuôi bò vỗ béo ở xã Hòa Sơn…

Với lợi thế về du lịch như: Khu Di tích lịch sử Hang đá Đắk Tuar; nhà ở của Anh hùng liệt sỹ Y Ơn Niê tại buôn Đắk Tuôr (xã Cư Pui); thác Krông Kmar; thác Đắk Tuar, Hồ Yang Reh; Suối Thanh Niên…, huyện đang mời gọi các doanh nghiệp, đề nghị tỉnh xúc tiến đầu tư, hỗ trợ phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo trên địa bàn.

“Năm 2016, tỷ lệ hộ nghèo của huyện chiếm gần 39%, nay, đời sống của người dân được cải thiện đáng kể, số hộ thoát nghèo hàng năm đạt 582 hộ/năm (giảm trên 3,5%/năm), đến cuối năm 2018, giảm còn 32,66%”, Chủ tịch Lê Văn Long cho biết thêm.

 

 

Kiều Thủy
Ý kiến bạn đọc
  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

  • Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Năm 2023 để lại nhiều dấu ấn trong cả sản xuất, chế biến và xuất khẩu nông sản, nhất là đối với hai mặt hàng lúa gạo và rau quả.

Top