Trong thời gian qua, huyện Năm Căn (Cà Mau) chủ động vượt qua nhiều khó khăn, thách thức và đã có nhiều chuyển biến tích cực trong việc đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống.
Đặc biệt là thực hiện xây dựng nông thôn mới gắn với tái cơ cấu nông nghiệp với mục tiêu “Tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững”, bước đầu đem lại hiệu quả tích cực.
Với hệ thống sông ngòi chằn chịt, huyện có nhiều thế mạnh trong nuôi trồng và khai thác thủy sản. Trong 9 tháng đầu năm 2020, tổng sản lượng nuôi trồng và khai thác thủy sản 31.382 tấn, đạt 84,82% kế hoạch. Trong đó, nuôi trồng là chủ yếu, với sản lượng tôm 14.128 tấn, cua biển 3.460 tấn, sò huyết 650 tấn,… diện tích rừng hiện tại của huyện 12.339,97 ha, tỷ lệ độ che phủ rừng gồm cây phân tán đạt 38,54%, chủ yếu là cây đước, rất thuận lợi cho việc phát triển và khai thác các sản phẩm lâm nghiệp; trồng mới 73 ha rau màu, diện tích cây ăn trái gần 120 ha,…
Các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ trên địa bàn ngày càng tăng về số lượng và chất lượng; toàn huyện có 13 hợp tác xã và 74 tổ hợp tác hoạt động trên các lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản và sản xuất giống thủy sản; người dân và doanh nghiệp chủ động thực hiện công tác đổi mới quy trình sản xuất, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào nuôi trồng và sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng, đáp ứng tốt hơn nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng, qua đó cải thiện đời sống và nâng cao thu nhập của người dân.
Những năm qua, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tổ chức sản xuất trong điều kiện biến đổi khí hậu được huyện áp dụng vào các kỹ thuật canh tác, quy trình chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản như: sử dụng màn phủ nông nghiệp trồng rau màu tiết kiệm nước, hạn chế dùng phân hóa học, thuốc bảo vệ thực vật; quy trình chăn nuôi gia súc, gia cầm an toàn sinh học; chuyển giao các ứng dụng quy trình nuôi khép kín ít thay nước, công nghệ Biofloc, kỹ thuật nuôi tôm quảng canh cải tiến 02 giai đoạn và 03 giai đoạn; nuôi tôm công nghiệp và quảng canh cải tiến theo VietGap, mô hình nuôi cua thâm canh, tiếp tục triển khai có hiệu quả mô hình sản xuất rau an toàn tại khóm Cái Nai, thị trấn Năm Căn, tiêu biểu là mô hình nuôi sò huyết kết hợp nuôi tôm sú quảng canh tại các xã Đất Mới, Hàm Rồng, Hiệp Hùng và Hàng Vịnh đạt kết quả cao.
Hiện tại, huyện có 3/7 xã đạt chuẩn nông thôn mới (Hàm Rồng, Hàng Vịnh và Hiệp Tùng). Là quê hương giàu truyền thống cách mạng, cần cù trong lao động sản xuất, huyện có nhiều nổ lực, đã và đang ra sức phấn đấu xây dựng nông thôn mới, với diện mạo nông thôn ngày thêm khởi sắc. Phấn đấu đến hết nắm 2020, có thêm 2 xã đạt chuẩn nông thôn mới (Đất Mới và Tam Giang).
Xây dựng nông thôn mới gắn với tái cơ cấu nông nghiệp là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt trong phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, đảm bảo phù hợp với tiềm năng, lợi thế và điều kiện thực tế của địa phương. Trong nhiều năm qua, huyện xác định phát triển thủy sản là ngành chủ lực trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp, trong đó tập trung phát triển nuôi trồng và sản xuất tôm và cua biển. Phấn đấu đạt sản lượng 42.000 tấn/năm, trong đó sản lượng tôm 20.500 tấn/năm.
Tiếp tục đẩy mạnh việc cải tạo môi trường nhằm phát triển nuôi tôm quảng canh cải tiến phát triển bền vững, diện tích nuôi tôm phải đạt 12.000 ha. Tiếp tục nhân rộng mô hình nuôi tôm dưới tán rừng, cố gắng đạt diện tích 6.000ha; nâng diện tích nuôi tôm siêu thâm canh là 260 ha. Tiếp tục cải tiến năng suất, chất lượng các loại hình nuôi cua biển, chú trọng nâng cao chất lượng con giống, ứng dụng các quy trình nuôi cải tiến, diện tích nuôi phải đạt 20.000 ha, sản lượng đạt 6.500 tấn/năm; phấn đấu sản xuất 5 tỉ tôm post giống, 2 tỉ cua biển giống nhằm đáp ứng từ 60 – 70% nhu cầu con giống trong huyện. Bên cạnh đó, chú ý phát triển một số đối tượng thủy sản có tiềm năng, nâng diện tích nuôi sò huyết kết hợp trong vuông tôm lên 3.000 ha thuộc các xã: Đất Mới, Hàm Rồng, Hàm Rồng, Hàng Vịnh, Hiệp Tùng và Lâm Hải. Đồng thời, quyết tâm phát triển thương hiệu Cua Năm Căn – Cà Mau, đưa thương hiệu Cua Năm Căn – Cà Mau đến các chuỗi nhà hàng, siêu thị trong và ngoài nước.
Cũng đến cuối năm 2020, phải giữ vững và ổn định diện tích quy hoạch dành cho phát triển rừng là 12.340 ha; bảo tồn và phát huy những ngành nghề truyền thống tại địa phương, đáp ứng nhu cầu của thị trường như: sản xuất và chế biến các loại khô, mắm, bánh phồng tôm… Phấn đấu giá trị sản xuất 1 ha đất nông nghiệp phải đạt trung bình 100 triệu đồng/năm trở lên; 5/7 xã đạt chuẩn NTM, 1 xã phải đạt chuẩn NTM nâng cao; nâng thu nhập bình quân đầu người trên 40 triệu đồng/năm.
Hiện, còn bộn bề khó khăn nên đia phương cũng đang cần sự ủng hộ, giúp đỡ nhiều hơn nữa của các cấp, các ngành và các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh; chúng ta hoàn toàn tin chắc rằng: Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Năm Căn sẽ vượt qua mọi cản trở, phát huy tốt truyền thống đoàn kết trên dưới một lòng, nhất định sẽ thành công trong công tác xây dựng NTM gắn liền với việc thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp, xây dựng huyện nhà ngày càng giàu đẹp hơn nữa trên mảnh đất anh hùng, giàu truyền thống cách mạng và sớm trở thành thị xã Năm Căn trong thời gian ngắn nhất.
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.