Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ ba, ngày 29 tháng 1 năm 2019 | 16:41

Huyện Thanh Trì: Không bị thu hồi đất vẫn được suất tái định cư?

Mặc dù không đủ điều kiện nhưng một số hộ dân ở xã Tân Triều (Thanh Trì - Hà Nội) vẫn được giao đất tái định cư. Trong khi nhiều hộ dân có đất bị thu hồi thì lại chưa được giao đất theo quy định.

img_20190129_133846.jpg
Nhiều hộ dân nhận đất tái định cư được cho là người nhà của lãnh đạo xã Tân Triều, người nhà lãnh đạo huyện Thanh Trì.
 

Giao đất không đúng đối tượng

Người dân ở xã Tân Triều phản ánh đến cơ quan báo chí về những bất cập liên quan đến việc đền bù, hỗ trợ và tái định cư khi thu hồi đất nông nghiệp của họ để thực hiện các dự án trên địa bàn xã. Do sự chậm trễ của chính quyền trong việc lập phương án, dẫn đến các hộ chỉ được nhận tiền, không được giao đất tái định cư theo quy định, ảnh hưởng tới quyền lợi của người bị thu hồi đất.

Người dân có đất nông nghiệp bị thu hồi để thực hiện các dự án (dự án xây dựng Khu đô thị mới Hạ Ðình; dự án Xây dựng chợ Yên Xá; dự án xây dựng Trường Tiểu học Tân Triều; dự án Nhà ở giãn dân tại điểm dân cư nông thôn Triều Khúc; dự án Indeco Complex và dự án hạ ngầm đường điện 110 kV; dự án Khu đô thị Tây Nam Kim Giang I) cho rằng, trong quá trình lập phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư huyện Thanh Trì đã không thực hiện đúng theo quy định.

Theo quy định của UBND TP. Hà Nội, các hộ dân khi bị thu hồi hơn 30% diện tích đất nông nghiệp sẽ được hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm bằng 60m2 đất ở. Điều bất thường, theo Quyết định số 1939/QÐ-UBND ngày 23/4/2014 của UBND huyện Thanh Trì có 124 hộ được cấp đất tái định cư khi bị thu hồi đất tại các dự án nêu trên thì 10 hộ không có đất bị thu hồi và ba hộ thu hồi chưa đến 30% đất nông nghiệp vẫn được bố trí tái định cư.

Mang bức xúc này đến UBND huyện Thanh Trì hỏi thì được huyện này cho biết, việc bình xét các hộ được cấp đất tái định cư đều đúng quy trình.

img_20190129_133906.jpg

 img_20190129_133853.jpgTheo người dân có 13 hộ không có đất bị thu hồi, diện tích thu hồi chưa đến 30% đất nông nghiệp nhưng vẫn được lập hồ sơ để giao đất tái định cư.

Tuy nhiên, người dân cho rằng, 13 hộ không có đất bị thu hồi, diện tích thu hồi chưa đến 30% đất nông nghiệp nhưng vẫn được lập hồ sơ để giao đất tái định cư bởi những hộ này có người thân là cán bộ của xã Tân Triều và cán bộ huyện Thanh Trì.

Về vấn đề này, theo Trung tâm phát triển quỹ đất (TTPTQÐ) huyện Thanh Trì, 124 hộ được phê duyệt đất tái định cư theo quyết định của UBND huyện Thanh Trì, sau khi kiểm tra lại, có hai hộ là Triệu Khắc Quân và hộ Nguyễn Văn Sơn là không đủ điều kiện được giao đất. Nguyên nhân là do có sự nhầm lẫn.

Như vậy, việc người dân có đất bị thu hồi tại xã Tân Triều phản ánh về việc nhiều hộ dân không có đất bị thu hồi, diện tích thu hồi chưa tới 30% diện tích nhưng vẫn được hỗ trợ đất tái định cư là đúng.

Đề nghị UBND TP. Hà Nội chỉ đạo các cơ quan chức năng làm rõ, xử lý nghiêm các cán bộ để xảy ra sai phạm. Đặc biệt, làm rõ 11 hộ đã nhận đất tái định cư mà người dân phản ánh là không phải đối tượng được nhận đất nhưng vẫn được giao.

Đá quả bóng trách nhiệm

Tại dự án Khu đô thị Tây Nam Kim Giang I, ngày 26/10/2007, UBND TP. Hà Nội có quyết định thu hồi 357.910m2 đất tại xã Tân Triều (Thanh Trì) giao cho TTPTQÐ thành phố (nay là TTPTQÐ huyện Thanh Trì) tổ chức bồi thường, hỗ trợ và tái định cư chuẩn bị mặt bằng để thực hiện Dự án. Theo đó, 418 hộ có đất thuộc chỉ giới giải phóng mặt bằng dự án. Trong đó, 20 hộ có đất thổ cư; 394 hộ có đất nông nghiệp và 4 hộ có tài sản trên đất.

Trong 394 hộ có đất nông nghiệp, có 309 hộ bị thu hồi toàn bộ đất nông nghiệp theo quy định các hộ này sẽ được nhận tái định cư mỗi hộ 60m2. Tuy nhiên, đến nay đã hơn 11 năm nhưng huyện Thanh Trì vẫn chưa hoàn thành công tác đền bù giải phóng mặt bằng cho các hộ dân có đất bị thu hồi.

img_20190129_134016.jpg
img_20190129_134030.jpg

 Nội dung phản ánh tới cơ quan báo chí 

Nguyên nhân dẫn tới việc chậm trễ nói trên là do chính quyền trong quá trình lập phương án bồi thường, hỗ trợ có nhiều bất cập, không dân chủ, thiếu công khai dẫn đến khiếu kiện kéo dài, gây bức xúc trong dư luận.

Theo bà Nguyễn Thị Xuyến ở xã Tân Triều, ngay sau khi có quyết định thu hồi đất, người dân đã kê khai và đều đăng ký với chính quyền là có nguyện vọng lấy đất tái định cư. Tổng 309 hộ dân bị thu hồi toàn bộ đất nông nghiệp đến nay chính quyền mới bố trí tái định cư được 160 hộ. Hơn 100 hộ còn lại không được nhận đất tái định cư, mà phải nhận bồi thường bằng tiền là với mức 810 nghìn đồng/m2.

Trái ngược với thông tin của người dân, chính quyền địa phương cho rằng, hơn 100 hộ phải nhận tiền vì đã không có đơn đăng ký nguyện vọng lấy đất.

Không dừng lại ở việc đền bù, giải phóng mặt bằng, tại dự án KĐT Tây Nam Kim Giang I, người dân còn cho rằng, các lô TT1, TT2, TT3, TT4, TT5, TT7A (một phần TT7)… không được Thành ủy Hà Nội thông qua chủ trương đầu tư dự án nhưng trên các ô đất nói trên vẫn bị huyện Thanh Trì cưỡng chế?

Cụ thể, ngày 9/6/2011, UBND TP. Hà Nội có quyết đinh 2604/QĐ-UBND về việc điều chỉnh diện tích thu hồi dự án KĐT Tây Nam Kim Giang I từ 357.910 m2 xuống 326.000 m2, lúc này người dân đặt nhiều nghi ngờ, hơn 30.000m2 đất giảm trừ thu hồi trên thuộc khu nào?

Đối chiếu bản đồ quy hoạch thì các lô TT1, TT2, TT3, TT4, TT5, TT7, CT2… có nằm ngoài chỉ giới đường đỏ không? Nếu không thuộc trong phạm vi quy hoạch thì huyện Thanh Trì thu hồi với mục đích gì?...

mặc-dù-chưa-giải-quyết-dứt-điểm-việc-đền-bù-cho-các-hộ-có-đất-bị-thu-hồi-nhưng-chủ-đầu-tư-dự-án-tây-nam-kim-giang-i-xã-tân-triều-đã-quây-tôn-kín-khu-đất.jpg
Mặc dù chưa giải quyết dứt điểm việc đền bù cho các hộ có đất bị thu hồi nhưng chủ đầu tư dự án Tây Nam Kim Giang I (xã Tân Triều) đã quây tôn kín khu đất.

 Những thắc mắc của người dân chưa được trả lời thỏa đáng thì tháng 9/2018, UBND huyện Thanh Trì kết hợp cùng lực lượng chức năng thực hiện cưỡng chế hàng chục hộ gia đình khiến người càng bức xúc.

Thiết nghĩ, UBND TP. Hà Nội cần rà soát, xem xét lại những kiến nghị chính đáng của các hộ khi bị thu hồi đất; làm rõ hơn 30.000m2 nằm ngoài KĐT Tây Nam Kim Giang I (sau điều chỉnh) đang xử dụng vào việc gì?. Xử lý nghiêm các cá nhân, tập thể để xảy ra sai phạm.

Báo Kinh tế nông thôn tiếp tục thông tin tới bạn đọc.

 

 

 

 

Hoàng Văn
Ý kiến bạn đọc
  • Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.

  • Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Ông Lê Đức Giang, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ký văn bản chấn chỉnh thực hiện dự án nạo vét lòng hồ Khe Trầu (phường Trúc Lâm, TX Nghi Sơn), sau phản ánh của Tạp chí Kinh tế nông thôn.

  • Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Liên quan đến trang trại tổng hợp gây ô nhiễm môi trường ở xã Thăng Bình, UBND huyện Nông Cống (Thanh Hoá) yêu cầu chủ trang trại dừng nuôi lợn, hoàn thiện hồ sơ cấp phép môi trường và hoàn thiện các hạng mục, công trình xây dựng phục vụ hoạt động sản xuất theo đúng quy định.

Top