Việc Thủy điện Cẩm Thủy 1 (Thanh Hóa) tích nước nhấn chìm ô tô, máy múc và một số thiết bị vật dụng dưới lòng hồ, Công ty CP Đầu tư xây dựng hạ tầng và Giao thông (Intracom), chủ đầu tư dự án, cho rằng, Công ty TNHH hai thành viên Thái Dương 68 "ăn vạ".
Không những thế, Intracom còn tai tiếng tại Lào Cai khi tự ý chuyển đổi hơn 10ha đất trái phép để làm thủy điện Pờ Hồ, thi công một số khối lượng còn lại của công trình chưa có giấy phép xây dựng...
Công ty Thái Dương 68 “ăn vạ”!?
Đó là khẳng định của bà Phạm Thị Hồng Thúy, Trưởng phòng Truyền thông marketing Intracom.
Ngày 23/11/2018, Thủy điện Cẩm Thủy 1 tích nước đã nhấn chìm nhiều tỷ đồng của Công ty Thái Dương 68.
Tại bãi Gò Khai, xã Cẩm Thành (Cẩm Thủy) là mỏ cát 121 (khu vực lòng hồ thủy điện Cẩm Thủy 1) trước đó, UBND tỉnh Thanh Hóa cấp phép Công ty Thái Dương 68. Khi Intracom tích nước, việc thỏa thuận bồi thường giải phóng mặt bằng với Công ty Thái Dương 68 vẫn chưa xong.
Trao đổi với phóng viên qua điện thoại, bà Phạm Thị Hồng Thúy, Trưởng phòng Truyền thông marketing Intracom, cho biết, trước khi tích nước, Intracom có thông báo trước 1 tuần.
Vậy tại sao người dân và doanh nghiệp lại nói Intracom không thông báo, phóng viên hỏi? Bà Thúy cho biết: “Công ty Thái Dương 68 “ăn vạ” bọn em. Người ta không đồng ý mức đền bù giải phóng mặt bằng nên “ăn vạ” thế đấy. Người ta muốn cơ quan nhà nước đứng ra làm trọng tài, giải hòa, khi người ta đạt được thỏa thuận là người ta Ok, vậy thôi”.
Theo bà Thúy, việc tích nước đã được tỉnh Thanh Hóa cho phép. Song song với tích nước, Intracom sẽ giải quyết vướng mắc liên quan tới giải phóng mặt bằng. Sau khi đóng nước, ba bên gồm: Công ty Thái Dương 68, Intracom, UBND tỉnh Thanh Hóa đã làm việc. Hiện, Công ty Thái Dương 68 đã nhận được đầy đủ tiền chi trả đền bù nên giờ họ không có ý kiến gì nữa.
Sau khi trao đổi, Intracom gửi cho phóng viên thông cáo báo chí. Nội dung thông báo cho biết, việc tích nước nhấn chìm tài sản ở Thủy điện Cẩm Thủy 1 là sự việc rất đáng tiếc mà hai bên không mong muốn, không liên quan tới bên thứ 3 và các cơ quan nhà nước của tỉnh Thanh Hóa. Chúng tôi đã thương thảo và đã đạt được thỏa thuận giải quyết xong vụ việc.
Theo truyền thông của Intracom, trước khi thủy điện tích nước, đã được tỉnh Thanh Hóa đồng ý; sau đó 3 bên đã làm việc, trong đó, có UBND tỉnh Thanh Hóa. Vậy tại sao trong thông cáo báo chí lại nói: “không liên quan tới bên thứ 3 và các cơ quan nhà nước của tỉnh Thanh Hóa”? Phải chăng bên trong vụ việc có gì khuất tất?
Intracom cho rằng, Công ty Thái Dương 68 “ăn vạ” trong đền bù giải phóng mặt bằng? Vậy, tại sao lại thông tin hai bên đã thương thảo và đã đạt được thỏa thuận giải quyết xong vụ việc?
Không thiết phục
Tại xã Trung Lèng Hồ (Bát Xát - Lào Cai), Intracom đã tự ý chuyển đổi hơn 10ha đất trái phép để làm thủy điện Pờ Hồ, thi công một số khối lượng còn lại của công trình chưa có GPXD.
Trong văn bản gửi các cơ quan báo chí, Intracom biện minh, do Trung Lèng Hồ là xã vùng sâu, vùng xa, địa hình có độ dốc lớn, trong quá trình mở đường, thi công các hạng mục luôn gặp khó khăn… Để thuận lợi cho người dân và việc thi công, Intracom đề xuất với nhân dân và chính quyền địa phương để dân hiến đất, còn Intracom bỏ tiền đầu tư đường.
Lấy lý do này, Intracom tự ý đưa ra các phương án chỉnh sửa, nắn tuyến không nằm trong diện tích đã được cấp GPXD, giao đất, chờ xin phép, bổ sung đền bù và điều chỉnh giấy phép một lần.
Intracom tiếp tục lấy lý do, thủy điện Pờ Hồ xây dựng theo tuyến năng lượng trải dài hơn chục km, nếu chờ thay đổi hồ sơ từng phần một rồi mới tiếp tục thi công thì không biết đến bao giờ mới có thể hoàn thành công trình để vừa xây dựng, vừa làm hồ sơ xin phép. Tuy nhiên, tại thời điểm kiểm tra, các thủ tục này chưa hoàn thành.
Có thể nói, Intracom đã cố tình vi phạm, làm theo kiểu “tiền trảm, hậu tấu”, khi phát hiện sai phạm thì chuyện đã rồi. Cách làm này phải được xử lý nghiêm.
Trên trang web của Intracom, ông Nguyễn Thanh Việt, Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Intracom, nói: “Chúng tôi rất hạnh phúc với công việc được phục vụ mọi người và luôn luôn mong các bạn hạnh phúc”. Có vẻ như trong trường hợp Công ty CP Đầu tư xây dựng hạ tầng và Giao thông tự ý chuyển đổi hơn 10ha đất trái phép, thi công khi chưa có giấy phép xây dựng, nhấn chìm nhiều tỷ đồng của Công ty Thái Dương 68 chưa thực đúng với những gì ông Việt nói và Intracom đang tự đánh mất hình ảnh, thương hiệu của mình.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.