Không có căn cứ để xử lý hành vi bán chất thải trái phép
Công an tỉnh Thái Nguyên vừa có báo cáo kết quả xác minh đối với vụ việc hơn 266 tấn chất thải do Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Dương Phạm vận chuyển, tập kết ngay cạnh sông Giang Tiên đầu tháng 1/2018.
Qua đó, Công an tỉnh Thái Nguyên đã xác minh cụ thể hành vi của Công ty TNHH Môi trường đô thị Hùng Phát và một số doanh nghiệp liên quan.
Chất thải bị bắt giữ không phải của Công ty Hùng Phát
Ngày 12/10/2018, Công an tỉnh Thái Nguyên có Văn bản số 6260/CAT-PC05 về việc báo cáo kết quả xác minh vụ việc một số doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm về bảo vệ môi trường.
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên tại Văn bản số 1193/UBND-CNN ngày 9/4/2018 về việc tiếp tục điều tra làm rõ các hành vi của Công ty TNHH Tinh luyện Vonfram Núi Pháo - HC Stark (Công ty HC); Công ty Cổ phần Công nghệ môi trường An Sinh và Công ty TNHH Môi trường đô thị Hùng Phát (Công ty Hùng Phát) liên quan tới vụ việc Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Dương Phạm tiếp nhận, vận chuyển, chất thải tập kết ngay cạnh sông Giang Tiên (tiểu khu Giang Tân, thị trấn Giang Tiên, huyện Phú Lương.
Trong quá trình thực hiện chỉ đạo, Công an tỉnh Thái Nguyên đã chỉ đạo Phòng Cảnh sát môi trường phối hợp chặt chẽ với các đơn vị chức năng thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường tiến hành xác minh, làm rõ trách nhiệm của một số doanh nghiệp.
Qua điều tra, xác minh Công an tỉnh Thái Nguyên xác định Công ty Hùng Phát ký Hợp đồng kinh tế số 05.01-2018/HĐKT/HP-DP và đã xuất Hóa đơn giá trị gia tăng số 0001311 bán sản phẩm sau thu hồi xử lý sạch cho Công ty Dương Phạm.
Nguồn gốc sản phẩm này được xác định là chất thải nguy hại (* một sao) Công ty Hùng Phát đã tiếp nhận (mua) của Công ty HC rồi tiến hành làm sạch bằng phương pháp thiêu đốt, lọc tro theo nguyên tắc trọng lực được “sản phẩm thu hồi sau xử lý sạch”.
Đêm ngày 8 rạng sáng ngày 9/1/2018, Công ty Hùng Phát đã xuất bán cho Công ty Dương Phạm 146.520 kg sản phẩm đã được làm sạch.
Công ty Dương Phạm đã vận chuyển số lượng chất thải đã qua làm sạch trên 5 xe tải (có qua bàn cân tại cổng Công ty Hùng Phát và đây là lô hàng đầu tiên của hợp đồng giữa hai công ty).
Khoảng 16h ngày 09/01/2018, nhận được tin báo từ quần chúng nhân dân, Phòng PC49, Công an tỉnh Thái Nguyên đã phối hợp cùng Sở Tài nguyên và Môi trường, Công an huyện Phú Lương, UBND thị trấn Phú Lương phát hiện, bắt giữ 10 xe đầu kéo hạng nặng chở chất thải bên trong có chứa nhiều bùn đất. Tổng trọng lượng các xe vận chuyển khoảng hơn 200 tấn gồm đất màu vàng, bùn đen, cát trắng có mùi đặc trưng hơi khét. Các xe đổ chất thải nêu trên được xác minh là thuộc Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Dương Phạm (xóm 2, thị trấn Hùng Sơn, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên) vận chuyển chất thải từ xã Phục Linh, huyện Đại Từ đến đổ trộm trên diện tích đất ở của hộ gia đình ông Đoàn Doãn Thiết (tiểu khu Giang Tân, thị trấn Giang Tiên, huyện Phú Lương).
Ban đầu số chất thải này được Dương Phạm trình bày tiếp nhận từ Công ty An Sinh và Công ty Hùng Phát.
Qua điều tra, Công an tỉnh Thái Nguyên đã xác định số chất thải công nghiệp bị bắt giữ ngày 9/1/2018 tại tiểu khu Giang Tân không phải là “hàng hóa” của Công ty Hùng Phát đã bán cho Công ty Dương Phạm.
Tài liệu của cơ quan công an nêu rõ, Công ty Dương Phạm đã sử dụng phiếu cân cùng ngày của Công ty Hùng Phát để hợp lý hóa cho nguồn gốc, số lượng chất thải nguy hại và chất thải công nghiệp bị lực lượng chức năng bắt giữ.
“Hàng hóa” của Công ty Hùng Phát bán cho Công ty Dương Phạm là sản phẩm dưới dạng tro qua thiêu đốt không phải là bùn bã và không còn tính chất nguy hại.
Từ kết quả này, Công an tỉnh Thái Nguyên kết luận không có cơ sở xác định (truy nguyên) số lượng 146.520 kg chất thải nguy hại và chất thải công nghiệp trên 5 xe tải của Công ty Dương Phạm bị bắt giữ là “hàng hóa” của Công ty Hùng Phát đã bán cho Công ty Dương Phạm. Do đó, không có căn cứ để xử lý công ty này về hành vi bán chất thải nguy hại và hành vi bán chất thải rắn công nghiệp thông thường (khỏan 9, Điều 20 và khỏan 6, Điều 23, Nghị định 155/2016/NĐ-CP).
Không đủ căn cứ để xử lý hình sự
Liên quan tới sự việc này, Công an tỉnh Thái Nguyên còn xác định từ tháng 8/2017 đến đầu tháng 12/2017, Công ty HC đã phân loại chất thải nguy hại và bán cho Công ty Hùng Phát theo Hợp đồng số 20170828/XLMT/NPHC-HP.
Đến ngày 22/11/2017 Công ty Hùng Phát đã tạm dừng tiếp nhận (mua) của Công ty HC đối với dòng thải này.
Ngày 12/12/2017, Công ty HC hợp đồng bán chất thải nêu trên cho Công ty An Sinh theo hợp đồng số 2017/121/XLMY/NPHC – AS nhưng lại là chất thải công nghiệp (5 xe ô tô bị bắt giữ tại tiểu khu Giang Tân là lô đầu tiên của hợp đồng).
Căn cứ vào phụ lục của các hợp đồng thu gom, vận chuyển, lưu giữ và xử lý chất thải, thu mua phế liệu tái chế của Công ty H.C với Công ty Hùng Phát và Công ty An Sinh cho thấy: Công ty H.C bán chất thải nguy hại và chất thải công nghiệp cho Hùng Phát và An Sinh.
Công an tỉnh Thái Nguyên cho rằng việc mua bán chất thải nêu trên không thuộc trường hợp pháp luật cấm.
Sau khi xem xét, đánh giá tài liệu thu thập được trong quá trình xác minh, trao đổi thống nhất với các đơn vị chức năng của Sở Tài nguyên và Môi trường, Công an tỉnh Thái Nguyên đã xác định hành vi pháp nhân của Công ty Hùng Phát và một số công ty liên quan không vi phạm pháp luật hình sự và cũng không đủ căn cứ để lập hồ sơ xử lý hành chính theo quy định. Do đó, Công an tỉnh Thái Nguyên quyết định kết thúc cuộc xác minh và chuyển toàn bộ thông tin, tài liệu đến Sở Tài nguyên và Môi trường...
Mới đây, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá Lê Đức Giang ký quyết định xử phạt hơn 400 triệu đồng đối với Công ty TNHH Thương mại Song Dương (gọi tắt Công ty Song Đương) do trang trại lợn của công ty này vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Ngày 22/10/2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 135/2024/NĐ-CP quy định cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ.
Gỗ xử lý tịch thu không còn hợp pháp là một trong những điều chỉnh được quy định tại Nghị định 120/NĐ-CP vừa được Chính phủ ban hành hôm 30/9 khi sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 102/2020/NĐ-CP.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.
Ông Lê Đức Giang, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ký văn bản chấn chỉnh thực hiện dự án nạo vét lòng hồ Khe Trầu (phường Trúc Lâm, TX Nghi Sơn), sau phản ánh của Tạp chí Kinh tế nông thôn.
Liên quan đến trang trại tổng hợp gây ô nhiễm môi trường ở xã Thăng Bình, UBND huyện Nông Cống (Thanh Hoá) yêu cầu chủ trang trại dừng nuôi lợn, hoàn thiện hồ sơ cấp phép môi trường và hoàn thiện các hạng mục, công trình xây dựng phục vụ hoạt động sản xuất theo đúng quy định.