Các vùng rau Đà Lạt và Đơn Dương ở Lâm Đồng sẽ cung cấp trên 300.000 tấn rau được trồng theo mô hình rau an toàn VietGAP.
Để phục vụ Tết Nguyên đán Bính Thân 2016, các vùng rau Đà Lạt và Đơn Dương ở Lâm Đồng đã xuống giống 9.352 ha rau và sẽ cung cấp trên 300.000 tấn rau, củ các loại ra thị trường cả nước.
Tại thành phố Đà Lạt đã có 1.752 ha rau được nhà vườn gieo trồng, tương đương với sản lượng khoảng 65.000 tấn rau, củ.
Trong tổng diện tích trên có khoảng 40% ha được trồng theo mô hình rau an toàn VietGAP nhằm phục vụ cho yêu cầu ngày càng cao và đa dạng của người tiêu dùng.
Tại huyện Đơn Dương- vựa rau lớn nhất Lâm Đồng, người dân đã xuống giống 7.600 ha rau trong vụ Đông Xuân 2015 để kịp thu hoạch, phục vụ thị trường Tết.
Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Đơn Dương, trong 7.600 ha rau được gieo trồng có khoảng 36% diện tích là cà chua, số còn lại là các loại rau ngắn ngày như xà lách, hành tây, hành lá, bắp cải, cải xanh… Diện tích này được trồng tập trung tại địa bàn các xã Lạc Lâm, Ka Đô, Ka Đơn, Lạc Xuân, Tu Tra, Pró…
Với năng suất bình quân 330 tạ mỗi ha, tổng diện tích trên sẽ cung cấp cho thị trường 250.800 tấn rau củ các loại, chủ yếu được thu hoạch để phục vụ thị trường Tết Nguyên đán sắp tới.
Trong đó, thị trường chủ lực là TP HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Khánh Hoà, Đà Nẵng và một số tỉnh, thành phố khu vực miền Trung, miền Bắc./.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.