Mới đây Cục Quản lý thị trường (QLTT) các tỉnh, TP đã liên tiếp bắt giữ các trường hợp vận chuyển một lượng lớn nội tạng động vật, mỡ lợn không rõ nguồn gốc chuẩn bị bán ra thị trường.
Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính 12 triệu đồng và buộc tiêu hủy toàn bộ số hàng hóa là mỡ động vật dạng lỏng nêu trên dưới sự chứng kiến và giám sát của lực lượng chức năng.
Cách phân biệt mỡ nước sạch với mỡ nước bẩn Được biết, loại mỡ lỏng trên nếu được xử lý qua “hóa chất chuyên dụng” (hóa chất ba không: không nguồn gốc xuất xứ; không được kiểm nghiệm chất lượng; không nhãn mác) sẽ được các đối tượng làm ăn phi pháp sử dụng trong chế biến các loại thực phẩm kém chất lượng để tuồn ra thị trường tiêu thụ; tiềm ẩn nguy cơ cao về mất an toàn thực phẩm, ngộ độc thực phẩm. Qua đó, mỡ bẩn tiềm ẩn nhiều mối nguy hại đến sức khỏe. Vì thế, người tiêu dùng cần nắm bắt được những bí quyết để tránh mua phải sản phẩm từ mỡ kém chất lượng, nhiều nguy hại. Trong mỡ đã ôi thiu, kém chất lượng có nhiều chất độc hại. Việc đun nóng cũng không thể loại bỏ độc tố cũng như các chất gây hại tích tụ sẵn trong nguyên liệu. Thêm vào đó, một số độc tố nguy hiểm khác lại được sản sinh khiển sản phẩm càng thêm độc hại. Những độc tố như hợp chất andehyt, oxy a-xít… có thể ảnh hưởng đến hệ thống tiêu hóa, hệ thần kinh, tim mạch... Ngoài ra, do khả năng bảo quản kém, nấm mốc có thể tồn tại trong sản phẩm, gây ngộ độc cho người sử dụng. Thậm chí, theo các bác sĩ, việc dùng nhiều mỡ bẩn có thể là nguyên nhân gây ung thư. Cách nhận biết Màu sắc: Mỡ bẩn dùng nguyên liệu là mỡ thối, đã chuyển màu, biến chất… Do đó, thành phẩm thường có màu nâu sẫm hoặc vàng đậm. Dưới đáy dễ lắng tạp chất, có những hạt đen nhỏ. Mỡ sạch thường có màu trắng hoặc vàng nhạt tự nhiên. Ngoài ra, mỡ bẩn dễ bị nấm mốc nên có thể nhìn thấy những mảng màu xanh, lâu ngày chuyển sang màu đen. |
Theo PGS-TS Nguyễn Duy Thịnh (Viện Công nghệ sinh học và Thực phẩm - ĐH Bách Khoa Hà Nội) cho biết, sử dụng nội tạng động vật không rõ nguồn gốc, bốc mùi hoặc không đảm bảo chất lượng rất có thể người dùng sẽ bị nhiễm các loại vi khuẩn có hại như Salmonella, E.coli, Listeria monocytogenes hay đặc biệt tụ cầu trùng... Những loại vi khuẩn này gây hại cho cơ thể như ngộ độc thực phẩm, nôn ói. Thêm vào đó việc dùng thịt, nội tạng heo không rõ nguồn gốc rất có thể sẽ ăn phải heo bị bệnh hoặc heo nhiễm dịch tả châu Phi. PGS Thịnh đưa ra lời khuyên: "Người tiêu dùng cần chú ý lựa chọn thực phẩm tươi sống, tránh hàng đã qua bảo quản, đông lạnh. Thực phẩm bẩn, nhiễm hóa chất độc hại có thể không gây ra các dấu hiệu tức thì nhưng ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài". Điều này cũng được Cục An toàn thực phẩm (VFA), Bộ Y tế khẳng định, nội tạng động vật chỉ đem lại dinh dưỡng khi chúng tuyệt đối an toàn. An toàn từ khâu chăn nuôi, đến khâu chế biến. Đối với việc sử dụng nội tạng động vật không rõ nguồn gốc sẽ luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ nhiễm vi khuẩn, virus, kts sinh trùng (giun, sán) lây bệnh sang người. Đơn cử nếu heo bị nhiễm liên cầu khuẩn Streptococcus suis (S.suis) (kể cả heo bệnh và heo lành mang trùng không phát bệnh), trong máu (tiết), lòng ruột nội tạng và thịt lợn sẽ chứa một lượng lớn vi khuẩn. Khi ăn các sản phẩm từ heo như tiết canh, lòng, nem chua, cháo lòng... chưa được nấu chín thì liên cầu khuẩn từ thức ăn đó sẽ xâm nhập vào cơ thể người và gây bệnh. Thống kê từ Cục VFA ở Việt Nam có trên 70% bệnh nhân mắc bệnh liên cầu khuẩn lợn là do ăn tiết canh lòng. Tỉ lệ tử vong khoảng 7%. Một số ruột động vật có lượng vi khuẩn E.Coli rất lớn và các vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy, tả, lỵ, thương hàn… cho người, khi không chín kỹ hoặc ô nhiễm chéo sang các thức ăn, nước uống khác trong quá trình chế biến. Bên cạnh đó, Cục VFA cũng thông tin nội tạng có thể là nguồn lây các bệnh nhiễm khuẩn khác như lao, thận..., các bệnh ký sinh trùng như sán dây, sán chó và giun xoắn cho người. Người mắc các bệnh này thông thường để lại hậu quả nặng nề về sức khỏe và có thể tử vong. Thêm vào đó việc dùng thịt, nội tạng heo không rõ nguồn gốc rất có thể sẽ ăn phải heo bị bệnh hoặc heo nhiễm dịch tả châu Phi. PGS Thịnh đưa ra lời khuyên: "Người tiêu dùng cần chú ý lựa chọn thực phẩm tươi sống, tránh hàng đã qua bảo quản, đông lạnh. Thực phẩm bẩn, nhiễm hóa chất độc hại có thể không gây ra các dấu hiệu tức thì nhưng ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài". Điều này cũng được Cục An toàn thực phẩm (VFA), Bộ Y tế khẳng định, nội tạng động vật chỉ đem lại dinh dưỡng khi chúng tuyệt đối an toàn. An toàn từ khâu chăn nuôi, đến khâu chế biến. Đối với việc sử dụng nội tạng động vật không rõ nguồn gốc sẽ luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ nhiễm vi khuẩn, virus, kts sinh trùng (giun, sán) lây bệnh sang người. Đơn cử nếu heo bị nhiễm liên cầu khuẩn Streptococcus suis (S.suis) (kể cả heo bệnh và heo lành mang trùng không phát bệnh), trong máu (tiết), lòng ruột nội tạng và thịt lợn sẽ chứa một lượng lớn vi khuẩn. Khi ăn các sản phẩm từ heo như tiết canh, lòng, nem chua, cháo lòng... chưa được nấu chín thì liên cầu khuẩn từ thức ăn đó sẽ xâm nhập vào cơ thể người và gây bệnh. Thống kê từ Cục VFA ở Việt Nam có trên 70% bệnh nhân mắc bệnh liên cầu khuẩn lợn là do ăn tiết canh lòng. Tỉ lệ tử vong khoảng 7%. Một số ruột động vật có lượng vi khuẩn E.Coli rất lớn và các vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy, tả, lỵ, thương hàn… cho người, khi không chín kỹ hoặc ô nhiễm chéo sang các thức ăn, nước uống khác trong quá trình chế biến. Bên cạnh đó, Cục VFA cũng thông tin nội tạng có thể là nguồn lây các bệnh nhiễm khuẩn khác như lao, thận..., các bệnh ký sinh trùng như sán dây, sán chó và giun xoắn cho người. Người mắc các bệnh này thông thường để lại hậu quả nặng nề về sức khỏe và có thể tử vong. |
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.