Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ ba, ngày 23 tháng 4 năm 2024  
Thứ tư, ngày 5 tháng 6 năm 2019 | 20:23

Kiểm tra thực hiện Chương trình 02-CTr/TU tại Chương Mỹ

Ban chỉ đạo Chương trình 02 Thành uỷ Hà Nội đã đi kiểm tra tình hình sản xuất nông nghiệp; phòng chống dịch tả lợn châu Phi tại Chương Mỹ.

Ngày 5/6, Ban Chỉ đạo Chương trình 02 – CTr/TU của Thành uỷ Hà Nội, cùng các sở, ban ngành địa phương, đã đi kiểm tra và làm việc với huyện Chương Mỹ, về tình hình phát triển nông nghiệp; xây dựng NTM, đặc biệt là công tác phòng, chống dịch tả lợn châu Phi 6 tháng đầu năm 2019.

img_64131.JPG
Bà Ngô Thị Thanh Hằng phát biểu tại hội nghị

 

Dẫn đầu đoàn công tác là bà Ngô Thị Thanh Hằng, Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ; đồng chí Nguyễn Văn Sửu, Phó chủ tịch UBND TP. Hà Nội.   

Bí thư Huyện uỷ Chương Mỹ- Trưởng Ban Chương trình 02 của huyện, ông Nguyễn Văn Thắng, cho biết, đến nay Chương Mỹ đã có 1.410 hộ/6.956 hộ (chiếm 20,2%) có lợn nhiễm bệnh. Dịch đã có mặt tại 32/32 xã, thị trấn; 171/216 thôn. 

Huyện đã thành lập 3 tổ kiểm tra công tác phòng, chống dịch tại tất cả các xã, thị trấn. Đồng thời đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo. Tổ chức tập huấn công tác phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi cho các xã, thị trấn. 

Toàn huyện đã tiêu huỷ 15.817 con lợn; giá lợn giảm mạnh, có lúc còn 30.000 đồng/kg. Đã triển khai 96 điểm chôn lấp đúng quy trình. Tuy nhiên, nên có cơ chế cho doanh nghiệp đầu tư kho đông lạnh, nếu tiêu huỷ hết sẽ rất lãng phí. 

Mặt khác, huyện đang thiếu quỹ đất công để tiêu huỷ, chôn lấp lợn dịch. Chương Mỹ là một trong những huyện chăn nuôi lớn của thành phố, chăn nuôi nhỏ lẻ chiếm 60%; nhiều hộ dân còn sử dụng thức ăn thừa từ nhà hàng, bếp ăn tập thể; người và phương tiện ra vào trại chưa áp dụng quy trình vệ sinh phòng bệnh và an toàn sinh học .  

Ngoài ra, do dịch bệnh lây lan nhanh, lượng tiêu huỷ quá lớn, việc lập hồ sơ hỗ trợ còn chậm. Cơ chế, chính sách bồi dưỡng chưa phù hợp thực tiễn, cho người tham gia chống dịch ngày, đêm, môi trường độc hại... 

Về công tác phòng chống thiên tai, huyện đã đầu tư, nâng cấp, cải tạo một số tuyến đê; đẩy nhanh tiến độ nạo vét lợi hà, bãi bồi đê tả hữu sông Bùi, tránh tràn đê. 

Công tác XDNTM, 6 tháng đầu năm 2019,  5 xã sẽ cơ bản đạt 16 – 19 tiêu chí về đích NTM. Những xã đạt chuẩn như Quảng Vị, đang tiếp tục XDNTM nâng cao. 

Về giáo dục, Chương Mỹ hiện có 115 trường học, 76.133 học sinh; đến tháng 6/2019 có 74 trường đạt chuẩn quốc gia. 

Phó chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Văn Sửu cho biết: Chống dịch như chống giặc, Hà Nội đã chi trên 500 tỷ rồi, khả năng phải lên đến 600 – 700 tỷ đồng. Vì vậy, cả hệ thống chính trị phải vào cuộc, không để bà con chần chừ, dấu dịch; không tái đàn, không quay lưng với thịt lợn; cần tiếp tục đông lạnh… 

Mặt khác, Hà Nội không để người dân vứt xác lợn ra sông; đất công không còn phải lấy đất ruộng ra chôn; đền bù cho bà con như giải phóng mặt bằng… 

Chỉ đạo và phát biểu tại hội nghị, Phó bí thư Thường trực Thành uỷ Hà Nội, bà Ngô Thị Thanh Hằng, cho biết: Chương Mỹ có trên 30 xã, vẫn là huỵện nghèo, thiên tai lũ lụt 3 năm liền 2016 – 2018, nay lại dịch bệnh. Thành phố rất ghi nhận nỗ lực của xã, tập trung cho Chương trình 02. Là huyện khó khăn, nhưng bà con đã có máy gặt, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất. 

Đến vùng bưởi VietGAP, đang tiến tới sản xuất hữu cơ của xã Nam Phương Tiến, 1ha bà con đã thu 3,5 tỷ đồng, người dân làm giàu trên đất của mình. Đã có 25/30 xã đạt chuẩn NTM, phấn đấu chậm nhất đến năm 2020 đạt huyện NTM. Người dân, doanh nghiệp đóng góp trên 250 tỷ đồng hỗ trợ hộ nghèo. 

Thời gian tới, đề nghị Bí thư, Chủ tịch huyện tập trung cao độ dập dịch tả lợn châu Phi. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, trong vùng có dịch không tái đàn; tiêu huỷ đúng kế hoạch; vệ sinh khử trùng tiêu độc; hạn chế dịch bệnh lây lan. 

Hướng dẫn trang trại, gia trại chăn nuôi an toàn sinh học; xác định vành đai chống dịch; cắm chốt quản lý nguồn thực phẩm bên ngoài vào. Rà soát điểm chôn lấp, đất công không còn thì GPMB ruộng. Cần có giải pháp giữ nguồn thịt lợn, hạn chế không còn hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, tăng cường an toàn sinh học… 

Mặt khác, đề nghị Trưởng ban 02, kiên quyết không để dân sống trong cảnh lũ lụt.

 

Dương An Như
Ý kiến bạn đọc
  • Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Theo vòng quay của thời gian, lại một tháng Tư nữa lại về! Tháng Tư về, nhiều khoảnh khắc thiên nhiên tươi đẹp đọng lại trong mỗi người khi mùa Xuân sắp qua đi, nhường chỗ cho mùa Hè tràn ngập ánh vàng lấp lánh của nắng, sắc trắng mong manh của hoa loa kèn có mặt ở mọi nẻo đường, nhiều góc phố Thủ đô yêu dấu.

  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

Top