Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ tư, ngày 7 tháng 8 năm 2019 | 8:1

Kiểm tra, xử lý nghiêm các trường đại học mượn giáo viên cơ hữu

"Nhiều trường ĐH hiện nay không bảo đảm điều kiện chất lượng nên có việc hạ điểm chuẩn, tuyển học sinh đầu vào với điểm rất thấp, mượn giáo viên cơ hữu…

Yêu cầu Bộ GD&ĐT phải tiến hành thanh tra, kiểm tra để xử lý nghiêm các trường ĐH hữu danh vô thực; trình Thủ tướng Chính phủ đóng cửa một số cơ sở kém chất lượng kéo dài”.

Đó là chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết năm học 2018-2019, triển khai nhiệm vụ năm học 2019-2020 diễn ra mới đây.

1-4-2019-th-1.jpg

 Nhiều dấu hiệu sai phạm tại Đại học Thái Nguyên chưa được làm rõ.

 

Đóng cửa một số cơ sở kém chất lượng kéo dài

Tại Hội nghị, liên quan tới một số yếu kém, tồn tại để khắc phục, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu, đẩy mạnh sắp xếp lại các trường sư phạm, tập trung vào các trường ĐH sư phạm trọng điểm, còn các trường khác có lộ trình làm vệ tinh trong bồi dưỡng giáo viên cho các địa phương. Các trường đại học sư phạm phải đào tạo sinh viên ra trường trở thành những nhà giáo dục chứ không chỉ là những thầy dạy.

Nhấn mạnh các cơ sở giáo dục đại học phải rà soát, sắp xếp lại mạnh mẽ hơn để bảo đảm chất lượng, Thủ tướng nêu trực trạng, nhiều trường hiện nay không bảo đảm điều kiện chất lượng, nên có việc hạ điểm chuẩn, tuyển học sinh đầu vào với điểm rất thấp, mượn giáo viên cơ hữu…

Thủ tướng yêu cầu Bộ GD&ĐT phải tiến hành thanh tra, kiểm tra để xử lý nghiêm các trường ĐH hữu danh vô thực; trình Thủ tướng Chính phủ đóng cửa một số cơ sở kém chất lượng kéo dài.

Bộ trưởng GD&ĐT kiểm tra và dừng các ngành đào tạo mà có chất lượng kém, báo cáo Thủ tướng Chính phủ để chấn chỉnh nề nếp hơn.

Một giáo viên cơ hữu 2 nơi

Liên quan tới một số yếu kém, tồn tại mà Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo ngành GD&ĐT, trước đó, Báo Kinh tế nông thôn có loạt bài phản ánh về nhiều dấu hiệu sai phạm tại Đại học Thái Nguyên. Trong đó, có việc “mượn giáo viên cơ hữu”.

8.png
Bà Phạm Thị Phương Thái hiện là Phó hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học, kiêm một trưởng khoa tại trường này.

Theo đó, một giảng viên cơ hữu nhưng có tên tại 2 cơ sở đào tạo thuộc Đại học Thái Nguyên. Nhiều giảng viên ở đây phải "phân thân” thì mới đủ nhân sự để mở ngành!?

Cụ thể, có tới 3 giảng viên cơ hữu của Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại tỉnh Lào Cai có họ, tên trùng với giáo viên cơ hữu Trường đại học Khoa học (Đại học Thái Nguyên).

Theo biểu mẫu 20 thông báo công khai thông tin về đội ngũ giảng viên cơ hữu của cơ sở giáo dục đại học năm học 2018 - 2019 do ông Nguyễn Mạnh Hà, Phó giám đốc phân hiệu ký ngày 15/11/2018, trong khối ngành III gồm có 9 người. Trong đó, có PGS. TS Phạm Thị Phương Thái, sinh năm 1968; ThS Bế Hiền Hạnh, sinh năm 1987; ThS Hoàng Thị Phương Nga, sinh năm 1984; ThS Nguyễn Ngọc Lan, sinh năm 1989. Chuyên ngành giảng dạy của 4 giảng viên cơ hữu nói trên đều là quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành.

Trong biểu mẫu 02-ĐHTN thông báo công khai sơ yếu lý lịch giáo viên phân theo khối ngành cũng do ông Nguyễn Mạnh Hà, Phó giám đốc phân hiệu ký ngày 15/11/2018, trong khối ngành III vẫn có 9 người. Trong đó, vẫn có PGS. TS Phạm Thị Phương Thái, sinh năm 1968; ThS Bế Hiền Hạnh, sinh năm 1987; ThS Nguyễn Ngọc Lan, sinh năm 1989; ThS Hoàng Thị Phương Nga, sinh năm 1980 (không biết vì lý do gì bà Nga lại chuyển từ sinh năm 1984 thành 1980).

Như vậy, có thể khẳng định, PGS. TS Phạm Thị Phương Thái; các ThS Bế Hiền Hạnh, Nguyễn Ngọc Lan, Hoàng Thị Phương Nga (sinh năm 1980) là giảng viên cơ hữu Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại tỉnh Lào Cai.

Theo biểu mẫu 20 thông báo công khai thông tin về đội ngũ giảng viên cơ hữu của cơ sở giáo dục đại học năm học 2018 - 2019 của Trường đại học Khoa học ký ngày 19/3/2019, lại có 3 giảng viên cơ hữu trùng họ, tên, năm sinh với 3 giảng viên cơ hữu của Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại tỉnh Lào Cai, gồm các bà Phạm Thị Phương Thái, sinh năm 1968, giảng viên cao cấp; Nguyễn Ngọc Lan, sinh năm 1989 và Hoàng Thị Phương Nga, sinh năm 1980 đều là giảng viên.

Còn trong cơ cấu tổ chức Khoa văn - xã hội, PGS. TS. Phạm Thị Phương Thái đang giữ chức Trưởng khoa, đồng thời là Phó hiệu trưởng Trường đại học Khoa học. Các ThS Nguyễn Ngọc Lan, Bế Hiền Hạnh là giảng viên; ThS Hoàng Thị Phương Nga là trợ lý đào tạo của bộ môn du lịch lữ hành.

10.png

 Trên thông báo công khai, bà Thái, bà Nguyễn Ngọc Lan, bà Hoàng Thị Phương Nga vừa là giảng viên cơ hữu của Trường Đại học Khoa học, vừa là giảng viên cơ hữu của Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại tỉnh Lào Cai 

Như vậy, PGS TS. Phạm Thị Phương Thái; các ThS Nguyễn Ngọc Lan, Hoàng Thị Phương Nga vừa là giảng viên cơ hữu của Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại tỉnh Lào Cai, vừa là giảng viên cơ hữu Trường đại học Khoa học. Nói cách khác, một giáo viên ở đây cùng một lúc ký hợp đồng lao động với 2 đơn vị thành viên của Đại học Thái Nguyên, đồng thời được hưởng 2 chế độ lương.

Riêng đối với PGS TS. Phạm Thị Phương Thái vừa là Phó hiệu trưởng, Trưởng khoa văn - xã hội Trường đại học Khoa học, vừa là giáo viên cơ hữu của Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại tỉnh Lào Cai. Vậy, một người làm giảng viên cơ hữu cho 2 đơn vị có đúng quy định?

7 tiến sĩ tuyển sinh 34 sinh viên

Cũng tại Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại tỉnh Lào Cai, một ngành có tới 7 giảng viên trình độ tiến sĩ nhưng chỉ có 34 sinh viên theo học. Dư luận cho rằng, đây là hậu quả của việc mở ngành tràn lan?

Theo đó, Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại tỉnh Lào Cai đào tạo 4 ngành nhưng có tới 3 ngành tuyển sinh không đủ chỉ tiêu gồm: chăn nuôi; khoa học cây trồng;  quản lý tài nguyên và môi trường.

trồng-cây.png

 Đội ngũ giảng viên cơ hữu của ngành Khoa học cây trồng và ngành Chăn nuôi.

Tính đến ngày 15/11/2018, ngành khoa học cây trồng có tới 7 giảng viên cơ hữu có trình độ tiến sĩ, trong đó có 2 giảng viên hàm phó giáo sư. Mỗi năm ngành này phân hiệu tuyển sinh 50 chỉ tiêu, nhưng năm 2016 chỉ tuyển được 22 sinh viên, năm 2017, được 8 sinh viên và năm 2018 là 4 sinh viên trúng tuyển.

Như vậy, từ khi thành lập phân hiệu, đã 3 năm tuyển sinh nhưng ngành khoa học cây trồng chỉ có vẻn vẹn 34 sinh viên theo học. 7 giảng viên trình độ tiến sĩ đào tạo 34 sinh viên, chuyện nghe có vẻ hài hước nhưng đang diễn ra tại Đại học Thái Nguyên.

Tương tự, tại ngành chăn nuôi, mỗi năm vẫn tuyển sinh 50 chỉ tiêu, nhưng năm 2016, có 25 sinh viên trúng tuyển; năm 2017 có 20 sinh viên và năm 2018 chỉ có 9 sinh viên theo học. Trong khi ngành này có tới 5 giảng viên cơ hữu (3 thạc sĩ, 2 tiến sĩ). Một viễn cảnh 5 giảng viên cơ hữa đào tạo 54 sinh viên.

trồng-cây-2017-2018.png

Ngành khoa học cây trồng năm 2017 chỉ có 8 sinh viên trúng tuyển, năm 2018 có 4 sinh viên trúng.

cây-trồng-2017-2018.png

Năm 2017 và năm 2018, tại ngành Chăn nuôi, ngành Quản lý tài nguyên và môi trường, số sinh viên trúng tuyển có nhích lên nhưng không đáng kể.

Thứ 3 là ngành quản lý tài nguyên và môi trường, cũng với 50 chỉ tiêu mỗi năm, năm 2016 phân hiệu tuyển được 33 sinh viên, năm 2017 tuyển được 8 sinh viên, năm 2018 có 9 sinh viên theo học.

Tổng 3 năm, ngành quản lý tài nguyên và môi trường Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại tỉnh Lào Cai có 50 sinh viên theo học, trong khi có tới 9 giảng viên cơ hữu (gồm 4 tiến sĩ, 5 thạc sĩ.).

Báo Kinh tế nông thôn đã có văn bản gửi Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ đề nghị làm rõ nhiều dấu hiệu sai phạm tại Đạihọc Thái Nguyên. Tuy nhiên, đến nay đã nhiều tháng trôi qua nhưng Bộ GD&ĐT chưa có văn bản phản hồi.

 

 

 

Hoàng Văn
Ý kiến bạn đọc
  • Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.

  • Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Ông Lê Đức Giang, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ký văn bản chấn chỉnh thực hiện dự án nạo vét lòng hồ Khe Trầu (phường Trúc Lâm, TX Nghi Sơn), sau phản ánh của Tạp chí Kinh tế nông thôn.

  • Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Liên quan đến trang trại tổng hợp gây ô nhiễm môi trường ở xã Thăng Bình, UBND huyện Nông Cống (Thanh Hoá) yêu cầu chủ trang trại dừng nuôi lợn, hoàn thiện hồ sơ cấp phép môi trường và hoàn thiện các hạng mục, công trình xây dựng phục vụ hoạt động sản xuất theo đúng quy định.

Top