Nhà nước pháp quyền thì mọi người đều phải sống và làm việc theo hiến pháp, pháp luật. Tuy nhiên, với nhiều dấu hiệu sai phạm tại Đại học Thái Nguyên, hình như trường đại học trọng điểm quốc gia này không tuân thủ quy định của pháp luật?
Quy định tại điểm a, khoản 2, Điều 15, Quyết định 70/2014/QĐ-TTg ngày 10/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Điều lệ trường đại học nêu rõ về tiêu chuẩn để được bổ nhiệm trưởng khoa.
Tuy nhiên, ngày 5/12/2018, bà Lê Thị Thanh Nhàn, Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học ra quyết định bổ nhiệm lại bà Lê Thị Ngân, tiến sĩ văn học Việt Nam, giữ chức Trưởng khoa Luật và Quản lý xã hội, nhiệm kỳ 2018 - 2023. Việc bà Ngân là tiến sĩ văn học Việt Nam được bổ nhiệm làm Trưởng khoa Luật và Quản lý xã hội là chưa phù hợp với ngành, chuyên ngành đào tạo tại khoa.
Nhiều bạn đọc cho rằng, bà Lê Thị Thanh Nhàn bổ nhiệm bà Ngân là sai quy định nhưng bà Nhàn vẫn được cất nhắc lên làm Vụ trưởng Vụ Tổ chức, cán bộ của Bộ GD&ĐT ngay sau đó, cần làm rõ trách nhiệm của bà Nhàn trong việc bổ nhiệm này.
Không chỉ dừng lại ở việc bổ nhiệm bà Lê Thị Ngân giữ chức Trưởng khoa Luật và Quản lý xã hội không đúng quy định, khi mở ngành Luật (theo phản ánh đến nay đã tuyển sinh 05 khóa học), song không có 1 giảng viên trình độ tiến sĩ và 03 giảng viên có trình độ thạc sĩ đúng ngành đăng ký (theo khoản 1, Điều 2, Thông tư 08/2011/TT-BGDĐT của Bộ GD&ĐT).
Như vậy, Trường Đại học Khoa học (Đại học Thái Nguyên) không chỉ có dấu hiệu bổ nhiệm Trưởng khoa Luật và Quản lý xã hội không đúng quy định mà khi mở ngành Luật cũng chưa đúng với quy định tại thời điểm bổ nhiệm, mở ngành.
Tương tự, Trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông bổ nhiệm chưa đúng quy định bà Đỗ Thị Bắc, tiến sĩ chuyên ngành cơ sở toán học cho tin học, làm Trưởng khoa truyền thông đa phương tiện.
Giải thích về việc này, Đại học Thái Nguyên cho biết, tại Việt Nam chưa có mã ngành/chuyên ngành đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ truyền thông đa phương tiện. Do vậy, khi bổ nhiệm Trưởng khoa Truyền thông đa phương tiện, trường đã lựa chọn nhân sự có chuyên môn đào tạo phù hợp với lĩnh vực nghiên cứu và đào tạo của khoa.
Có thể nói, giải thích của Đại học Thái Nguyên là chưa thỏa đáng. Năm 2011, chỉ là Bộ môn Truyền thông đa phương tiện, năm 2015, Đại học Thái Nguyên quyết định thành lập Khoa Truyền thông đa phương tiện. Biết nguồn nhân lực chưa đáp ứng theo quy định, tại sao vẫn thành lập khoa? Phải chăng Đại học Thái Nguyên biết sai vẫn cố tình làm?
Quay lại việc mở ngành, năm 2012, Đại học Thái Nguyên cho phép Trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông đào tạo đại học ngành Quản trị văn phòng, chuyên ngành đào tạo Quản trị văn phòng. Trả lời Báo Kinh tế nông thôn, Đại học Thái Nguyên cho biết, tại thời điểm mở ngành Quản trị văn phòng năm 2012 chưa có nguồn nhân lực giảng viên tốt nghiệp trình độ thạc sĩ và tiến sĩ trong nước đúng chuyên ngành.
Tại thời điểm này, mở ngành đang thực hiện theo khoản 1, Điều 2, Thông tư 08/2011/TT-BGDĐT ngày 17/2/2011 của Bộ GD&ĐT, điều kiện được xem xét để mở ngành đào tạo trình độ đại học “có ít nhất 01 giảng viên có trình độ tiến sĩ và 03 giảng viên có trình độ thạc sĩ đúng ngành đăng ký”. Như vậy, Đại học Thái Nguyên biết mình không đủ điều kiện để mở ngành nhưng vẫn bất chấp để mở?
Nếu tất cả các trường đại học trong cả nước, trường nào cũng lấy lý do như Đại học Thái Nguyên để mở ngành thì chắc chắn sẽ "loạn", nền giáo dục nước nhà không biết sẽ thế nào?
Nhà nước pháp quyền thì mọi người đều phải sống và làm việc theo hiến pháp, pháp luật. Đại học Thái Nguyên cũng vậy, khi mở ngành, thành lập khoa, bổ nhiệm trưởng khoa cũng phải theo quy định của pháp luật, nghị định, quyết định, thông tư liên quan, không có ngoại lệ.
Trước đó, ngày 5/4/2019, Báo Kinh tế nông thôn có bài: “Nhiều dấu hiệu sai phạm tại Đại học Thái Nguyên”. Thay vì có văn bản phản hồi đến báo về những nội dung phản ánh, Đại học Thái Nguyên lại thông tin trên tờ báo của Bộ GD&ĐT viện dẫn loanh quanh việc bổ nhiệm, mở ngành, mở khoa... Cuối cùng, Đại học Thái Nguyên không khẳng định được việc Báo Kinh tế nông thôn phản ánh đúng hay sai mà chỉ biện minh rằng "Không thể máy móc, cứng nhắc trước yêu cầu bổ nhiệm cán bộ"?!
Không dừng lại ở đó, Đại học Thái Nguyên còn gửi văn bản tới Ban Tuyên giáo Trung ương cho rằng, các bài viết của báo gây ảnh hưởng đến uy tín của mình?!
Là đại học vùng, có nhiều trường thành viên đào tạo ngành luật, không hiểu sao Đại học Thái Nguyên lại gửi văn bản vượt cấp và không tuân thủ pháp luật khi bổ nhiệm, mở ngành, mở khoa đào tạo?
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.