Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 4 tháng 5 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 22 tháng 5 năm 2020 | 21:30

Lâm Đồng phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp thông minh

UBND tỉnh Lâm Đồng đã phê duyệt 6,84 tỷ đồng phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp thông minh trên địa bàn tỉnh năm 2020.

rau-ld.jpg
Nhờ áp dụng sản xuất công nghệ cao, nhiều trang trại tại Đà Lạt (Lâm Đồng) đem lại thu nhập cao

 

Theo đó, ngân sách Nhà nước hỗ trợ 4,05 tỷ đồng và các tổ chức, cá nhân đối ứng 2,79 tỷ đồng. Từ nguồn kinh phí này, ngành nông nghiệp tỉnh và các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng sẽ tập trung thực hiện các nội dung sau:

Ứng dụng công nghệ cao trong ứng phó biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai, dịch bệnh: Hỗ trợ lắp đặt 5 hệ thống cảm biến theo dõi tiểu khí hậu tại các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại các vùng sản xuất chè, cà phê, sầu riêng; xây dựng 3 hệ thống giám sát, cảnh báo sương muối tại huyện Lạc Dương; xây dựng 2 trạm giám sát côn trùng thông minh tại 2 vùng sản xuất lúa ứng dụng công nghệ cao (Đạ Tẻh và Cát Tiên).

Bên cạnh đó, xây dựng các mô hình ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp thông minh: Hỗ trợ xây dựng 2 mô hình hiện đại hóa vườn sản xuất cây giống rau, hoa phục vụ sản xuất nông nghiệp công nghệ cao; xây dựng 2 mô hình ứng dụng công nghệ IoT (Internet of Things) trong quản lý chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm rau, hoa công nghệ cao; phát triển 7 mô hình ứng dụng công nghệ IoT trong quản lý nước tưới và dinh dưỡng cho cây trồng; triển khai 2 mô hình ứng dụng pin năng lượng mặt trời trong sản xuất, sơ chế, chế biến nông sản…

Hoạt động triền khai nông nghiệp úng dụng công nghệ cao được UBND tỉnh Lâm Đồng chỉ rõ: Đánh giá, công nhận vùng sản xuất, doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; cập nhật, xây dựng bộ tiêu chí về nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; hợp tác liên kết với các tỉnh, thành phố về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và thực hiện 6 lớp tập huấn về ứng dụng công nghệ IoT trong sản xuất nông nghiệp.

Việc thực hiện hiệu quả các nội dung trên sẽ giúp Lâm Đồng phát triển diện tích sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020 đạt 60.220 ha (hiện có 57.740 ha), nông nghiệp thông minh đạt 350 ha (hiện có 197 ha); công nhận thêm ít nhất 5 doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và thêm 5 vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh. Từ đó, nâng giá trị sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đạt 440 triệu đồng/ha, giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích toàn tỉnh trên 1ha đạt 185 triệu đồng.

 

 

VT
Ý kiến bạn đọc
  • ĐBSCL chuyển đổi mô hình sản xuất để thích ứng với hạn, mặn

    ĐBSCL chuyển đổi mô hình sản xuất để thích ứng với hạn, mặn

    Trước tình trạng hạn, mặn ngày càng diễn ra nghiêm trọng ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), nhiều nông dân đã chủ động chuyển đổi mô hình sản xuất đã thích ứng tốt, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nếu được dự báo sớm và biết cách thích ứng tốt, nông dân vẫn có thể sống khỏe giữa hạn, mặn.

  • Cây gió trầm mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân huyện miền núi Hà Tĩnh

    Cây gió trầm mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân huyện miền núi Hà Tĩnh

    Điều kiện tự nhiên khá thuận lợi, đất đai bằng phẳng, những năm qua người dân xã Phúc Trạch, xã Hương Khê (Hà Tĩnh) không ngừng mở rộng diện tích trồng cây gió trầm. Với nhiều chính sách khuyến khích trong đầu tư phát triển kinh tế, nhất là đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất, kết nối thị trường tiêu thụ sản phẩm, cây gió trầm đã góp phần quan trọng giúp hàng trăm hộ dân thoát nghèo, vươn lên làm giàu.

  • Hòa Bình phát triển nuôi cá lồng kết hợp du lịch sinh thái ở lòng hồ thủy điện

    Hòa Bình phát triển nuôi cá lồng kết hợp du lịch sinh thái ở lòng hồ thủy điện

    Hòa Bình là địa phương có tiềm năng lớn trong phát triển nuôi trồng thủy sản. Nếu kết hợp hiệu quả giữa nuôi cá lồng và du lịch sinh thái trên lòng hồ thủy điện Hòa Bình sẽ là hướng phát triển kinh tế bền vững.

Top