Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ hai, ngày 21 tháng 10 năm 2019 | 10:38

Lạm quyền tại BQL dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị TP.HCM

Báo Kinh tế nông thôn nhận được phản ánh của cán bộ, công chức, người lao động làm việc tại Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị TP. Hồ Chí Minh.

Theo phản ánh, với cương vị Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị nhưng ông Nguyễn Hoàng Anh Dũng đã ký hàng loạt các quyết định bổ nhiệm bố trí cán bộ chưa công tâm, thiếu khách quan, áp đặt, bố trí không đúng năng lực, sở trường, bổ nhiệm không đủ điều kiện, tiêu chuẩn

“Vắng chủ nhà gà mọc đuôi tôm”

Để làm rõ vấn đề này, theo tìm hiểu của phóng viên Báo Kinh tế nông thôn, ngày 23/11/2018, UBND TP. Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 5345/QĐ-UBND về thành lập Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị trực thuộc UBND thành phố trên cơ sở tách chức năng quản lý dự án của Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập nước thành phố và hợp nhất với Ban Quản lý đầu tư dự án vệ sinh môi trường thành phố (trực thuộc Sở Giao thông vận tải). 

Quyết định bổ nhiệm Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị
Quyết định bổ nhiệm Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị

Ông Nguyễn Hoàng Anh Dũng, Phó Giám đốc Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập nước thành phố giữ chức Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị. UBND thành phố phân công ông Nguyễn Hoàng Anh Dũng tạm thời chịu trách nhiệm điều hành hoạt động và thực hiện các giao dịch tài chính của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị đến khi có quyết định bổ nhiệm Giám đốc ban này theo quy định.

Trong thời gian này, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị chưa bổ nhiệm chức vụ Giám đốc. Đến này 3/10/2019, UBND TP. Hồ Chí Minh mới ban hành Quyết định số 114/QĐ-UBND điều động, bổ nhiệm ông Bùi Thanh Tân, Phó Chủ tịch UBND quận 4 về làm Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị thành phố. Đến này 7/10, UBND thành phố chính thức trao quyết định bổ nhiệm cho ông Bùi Thanh Tân.

Tuy nhiên, điều lạ lùng và gây bức xúc đối với cán bộ, công nhân viên, người lao động đang làm việc tại Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị là trong thời gian chưa bổ nhiệm chức vụ Giám đốc Ban Quản lý thì ông Nguyễn Hoàng Anh Dũng chỉ với tư cách Phó Giám đốc đã “tranh thủ” ký đồng loạt các quyết định bổ nhiệm cán bộ tại Ban Quản lý. Ngày 7/10, ông Bùi Thanh Tân nhận chức Giám đốc thì cũng là ngày tại Ban Quản lý, ông Nguyễn Hoàng Anh Dũng tổ chức trao quyết định do mình ký duyệt cho cán bộ.

Điều này đặt ra câu hỏi, ông Nguyễn Hoàng Anh Dũng đã ký nhiều quyết định bổ nhiệm cán bộ mà không thông qua sự phân công hay chỉ đạo của cơ quan quản lý liệu có đúng chức năng nhiệm vụ được giao?

Trong khi đó, Điều 28 Nghị định 29/2012 của Chính phủ tại quy định rõ thẩm quyền bổ nhiệm cán bộ là người đứng đầu. Còn tại Điều 7, Quyết định 27/2003 của Thủ tướng Chính phủ (về quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm cán bộ, công chức lãnh đạo) quy định trình tự như sau: Cơ quan, đơn vị có nhu cầu bổ nhiệm cán bộ, công chức lãnh đạo trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt về chủ trương, số lượng và dự kiến phân công công tác đối với chức vụ sẽ bổ nhiệm. Sau khi được cơ quan có thẩm quyền, lãnh đạo đơn vị để xuất nhân sự cụ thể.

Quyết định bổ nhiệm cán bộ của ông Nguyễn Hoàng Anh Dũng
Quyết định bổ nhiệm cán bộ của ông Nguyễn Hoàng Anh Dũng.

Trong đó với nguồn nhân sự tại chỗ, thủ trưởng và tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị đề xuất phương án nhân sự căn cứ vào nguồn cán bộ trong quy hoạch hoặc ý kiến giới thiệu của cán bộ, công chức trong cơ quan, đơn vị. Tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị thảo luận, lựa chọn giới thiệu nhân sự trên cơ sở nhận xét đánh giá tín nhiệm của cán bộ, công chức trong cơ quan, đơn vị; tổ chức họp lấy ý kiến của cán bộ chủ chốt cơ quan, đơn vị để trao đổi, thảo luận, biểu quyết. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị ra quyết định bổ nhiệm cán bộ, công chức hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét bổ nhiệm.

Loại cả nhà thầu bỏ giá thấp nhất

Không chỉ công tác bổ nhiệm nhân sự mà tại Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị cũng đang “lình xình” vấn đề đấu thầu, lựa chọn nhà thầu tham gia dự án.

Như trên đã nói, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị được thành lập trên cơ sở tách chức năng quản lý dự án của Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập nước thành phố và hợp nhất với Ban Quản lý đầu tư dự án vệ sinh môi trường thành phố. Trước khi sáp nhập về Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị, ông Vương Hải Long giữ chức Trưởng Ban Quản lý đầu tư dự án vệ sinh môi trường thành phố làm chủ đầu tư gói thầu XL-02 thuộc Dự án Vệ sinh môi trường thành phố giai đoạn 2 (thiết kế nhà máy xử lý nước thải Nhiêu Lộc – Thị Nghè).

Gói thầu XL-02 có tổng vốn đầu tư 524 triệu USD (vốn ODA của Ngân hàng Thế giới là 450 triệu USD còn lại là vốn đối ứng của thành phố). Trong đó giá gói thầu XL-02 (nhà máy xử lý nước thải Nhiêu Lộc – Thị Nghè) là 307,3 triệu USD có hình thức đấu thầu cạnh tranh quốc tế có sơ tuyển.

Ý kiến của Cục An ninh Kinh tế, Bộ Công an về kết quả chọn nhà thầu
Ý kiến của Cục An ninh Kinh tế, Bộ Công an về kết quả chọn nhà thầu

Đã có 7 nhà thầu đạt sơ tuyển trong đó có liên danh Samsung (Hàn Quốc – Kolon (Hàn Quốc) – TSK (Nhật Bản), liên danh Acciona (Tây Ban Nha) – Vinci (Pháp).

Theo liên danh Samsung (Hàn Quốc – Kolon (Hàn Quốc) – TSK (Nhật Bản), liên danh này đã bỏ giá thầu 225,88 triệu USD nhưng vẫn bị loại và chủ đầu tư đã chọn liên danh Acciona – Vinci có giá dự thầu 240,64 triệu USD (cao hơn 14,76 triệu USD). Theo Ngân hàng Thế giới, sở dĩ mặc dù bỏ giá thầu hơn nhưng liên danh Samsung (Hàn Quốc – Kolon (Hàn Quốc) – TSK (Nhật Bản) vẫn bị loại là do Công ty TSK (Nhật Bản) thuộc liên danh này có xung đột lợi ích với Công ty tư vấn đấu thầu của gói thầu là Công ty Nippon Koei (NK).

Theo quan điểm của Cục An ninh Kinh tế, Bộ Công an, việc lựa chọn liên danh Acciona (Tây Ban Nha) – Vinci (Pháp) trúng gói thầu XL-02 chưa thật sự thuyết phục, có nguy cơ làm nhà nước mất hàng trăm tỷ đồng do chênh lệch giad trị hợp đồng giữa liên danh Samsung (Hàn Quốc – Kolon (Hàn Quốc) – TSK (Nhật Bản) với liên doanh Acciona (Tây Ban Nha) – Vinci (Pháp). Chủ đâu tư chưa thật sự quyết liệt trong việc đấu tranh với Ngân hàng Thế giới về kết luận “xung đột lợi ích” của Ngân hàng Thế giới và bảo vệ kết quả xét thầu khách quan của đơn vị tư vấn cũng như bảo vệ lợi ích quốc gia.

Từ đó Cục An ninh Kinh tế, Bộ Công an đề nghị UBND TP. Hồ Chí Minh xem xét lại kết quả lựa chọn nhà thầu gói thầu XL-02, đồng thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết luận của Ngân hàng Thế giới về “xung đột lợi ích” để Chính phủ chỉ đạo các đơn vị chức năng làm việc với Ngân hàng Thế giới về vấn đề này nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia, tránh gây thiệt hại kinh tế cho nhà nước do chênh lệch giá trị hợp đồng.

Hiện nay UBND TP. Hồ Chí Minh cũng đã có văn bản kiến nghị phía Ngân hàng Thế giới có ý kiến chính thức bằng văn bàn gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Xây dựng và các cơ quan Trung ương có liên quan để khẳng định quan điểm liên quan đến vụ việc nhằm đẩy nhanh tiến độ dự án, đảm bảo tính hiệu quả, khả thi, tiết kiệm và đúng pháp luật.

Báo Kinh tế nông thôn sẽ tiếp tục cập nhật vụ việc này đến bạn đọc.

 

 

Lại Hùng
Ý kiến bạn đọc
  • Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.

  • Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Ông Lê Đức Giang, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ký văn bản chấn chỉnh thực hiện dự án nạo vét lòng hồ Khe Trầu (phường Trúc Lâm, TX Nghi Sơn), sau phản ánh của Tạp chí Kinh tế nông thôn.

  • Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Liên quan đến trang trại tổng hợp gây ô nhiễm môi trường ở xã Thăng Bình, UBND huyện Nông Cống (Thanh Hoá) yêu cầu chủ trang trại dừng nuôi lợn, hoàn thiện hồ sơ cấp phép môi trường và hoàn thiện các hạng mục, công trình xây dựng phục vụ hoạt động sản xuất theo đúng quy định.

Top