Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ tư, ngày 2 tháng 6 năm 2021 | 1:34

Lấn chiếm sử dụng đất rừng trái phép, đừng để người dân lên tiếng mới vào cuộc?

Tình trạng tự ý san gạt, lấn chiếm và chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng, đất nông nghiệp diễn ra ở nhiều địa phương... là do cơ quan chức năng buông lỏng quản lý, DN không tuân thủ các quy định của pháp luật.

Phá rừng, lấn chiếm đất rừng phòng hộ để làm đường vào thi công thuỷ điện
 
Đơn cử như vụ việc diễn ra tại huyện Ba Tơ (Quảng Ngãi), để doanh nghiệp đưa phương tiện cơ giới vào đào bới, lấn chiếm hàng nghìn mét vuông đất rừng phòng hộ để làm đường thi công dự án thủy điện khi chưa được cơ quan chức năng cấp phép.
 
Cụ thể, vào ngày 18 và 19/5, Hạt Kiểm lâm Ba Tơ phối hợp với Trạm Quản lý bảo vệ rừng huyện Ba Tơ, UBND xã Ba Ngạc kiểm tra hiện trường phá rừng trái pháp luật, chiếm đất rừng phòng hộ trên lâm phần của Ban Quản lý rừng phòng hộ tỉnh tại xã Ba Ngạc (huyện Ba Tơ).
dự-án-thủy-điên-nước-long-ảnh-1.jpg
Dự án thủy điên Nước Long. (Ảnh: A.T - báo NNVN)
Cơ quan chức năng xác định, tổng diện tích rừng bị phá trái pháp luật, đất rừng phòng hộ bị chiếm gần 5.000m2, trong đó, diện tích rừng bị phá là 1.230m2 tại vị trí lô 4, khoảnh 5, tiểu khu 375 và lô 11, khoảnh 8, tiểu khu 371 tại xã Ba Ngạc, hiện trạng rừng là rừng tự nhiên lá rộng; đất rừng phòng hộ bị chiếm hơn 3.650m2 tại các vị trí lô 4, 4a, 14, 9, khoảnh 5, tiểu khu 375 thuộc xã Ba Ngạc.
 
Qua kiểm tra, cây rừng bị cưa bằng máy cưa xăng và sử dụng máy đào để đào bới gây thiệt hại đến cây rừng, phần lớn cây rừng bị vùi lấp dưới đất. Ngoài ra, diện tích đất không có rừng quy hoạch chức năng phòng hộ bị đào bới, san ủi, làm đường bằng máy đào, chiều rộng mặt đường từ 4 – 7m, chiều dài đường là 579m.
 
Tại hiện trường, ông Phạm Đức Bình, Đại diện Công ty CP Xây lắp điện Đức Bảo - Kon Tum thừa nhận diện tích nêu trên là do đơn vị chỉ đạo thi công tuyến đường công vụ vào Hầm bổ sung nước 2 theo dự án thủy điện Nước Long. Tuy nhiên, quá trình thi công thủy điện Nước Long đơn vị chưa thực hiện trình tự, thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất, rừng theo quy định của pháp luật.
 
Tuy nhiên, trong quá trình kiểm tra, Hạt Kiểm lâm Ba Tơ đã lập biên bản và ghi nhận các nội dung vụ việc hiện trường nhưng đại diện Cty này lại bỏ đi, không ký vào biên bản. Đến ngày 19/5, Hạt kiểm lâm Ba Tơ yêu cầu Công ty CP Xây lắp điện Đức Bảo - Kon Tum dừng ngay việc thi công công trình tại khu vực Hầm bổ sung nước 2, khẩn trương hoàn thiện các thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất, rừng theo quy định của pháp luật.
 
Trao đổi với báo chí, ông Nguyễn Đại, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Ngãi cho biết, đơn vị này đã nhận được báo cáo của Hạt Kiểm lâm huyện Ba Tơ về việc Công ty CP Xây lắp điện Đức Bảo - Kon Tum lấn phá rừng, lấn chiếm đất rừng phòng hộ để làm đường vào thi công thuỷ điện Nước Long.
q.jpg
Công ty CP Xây lắp điện Đức Bảo - Kon Tum lấn phá rừng, lấn chiếm đất rừng phòng hộ để làm đường vào thi công thuỷ điện Nước Long. Ảnh: A.T.
“Vụ việc này, Hạt Kiểm lâm Ba Tơ sẽ mời Cty xuống làm việc để xuất trình hết giấy tờ hồ sơ về vị trí rừng bị phá đã được cấp phép chưa, nếu chưa thì căn cứ vào đó để lập biên bản để xử phạt vi phạm hành chính.
 
Đến nay, đã xác định được đối tượng phá rừng cũng như đo đếm được diện tích rừng bị phá, đất rừng bị lấn chiếm. Từ đây sẽ sẽ căn cứ theo Nghị định 35 để xử phạt. Nếu diện tích phá trên 3.000m2 thì sẽ xử lý hình sự. Diện tích dưới 3.000m2 thì tùy theo thẩm quyền.
 
Nếu mức phạt trên 50 triệu đồng thì Hạt Kiểm lâm sẽ trình lên cho Chi cục kiểm lâm để Chi cục tham mưu trình Chủ tịch tỉnh. Mức phạt từ 25 đến 50 triệu đồng thì Hạt trưởng tham mưu cho Chủ tịch huyện xử phạt còn mức phạt dưới 25 triệu thì thẩm quyền thuộc về Hạt kiểm lâm huyện”, ông Đại nói.

Đề nghị giải quyết dứt điểm tình trạng đất rừng bị lấn chiếm

Liên quan đến vụ việc, hơn 95 ha đất tại các tiểu khu 372, 375, thuộc địa danh hành chính xã Lộc Bảo, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng bị lấn chiếm trái phép.

Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Lộc Bắc vừa có văn bản gửi Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình Mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021 - 2025 huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng) về việc nhiều diện tích rừng bị lấn chiếm.

Công ty này cho rằng, tại Quyết định số 991 (ngày 20/4/2021) của UBND tỉnh Lâm Đồng giao Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Lộc Bắc quản lý, diện tích là hơn 152 ha tại một phần các tiểu khu 372, 375, thuộc địa danh hành chính xã Lộc Bảo, trong đó, diện tích rừng tự nhiên hơn 34 ha. Đơn vị đã tổ chức quản lý bảo vệ rừng theo quy định. Diện tích đất mặt nước hơn 22 ha

Tổng diện tích đất bị lấn chiếm nhiều năm về trước hơn 95,7 ha. Trong đó, diện tích trồng keo và cao su hơn 49 ha (trong đó có một diện tích trồng cây keo, người dân tự ký khai thác và hiện tại đã trồng cây công nghiệp và cây ăn trái khác như bơ, sầu riêng, mít, cà phê…); diện tích trồng các loại cây (bơ, mít, sầu riêng, cà phê…) hơn 44 ha; nhà chòi 13 cái (nhà xây, nhà gỗ, nhà tôn…).

 

ảnh-minh-họa.jpg
(Ảnh minh họa)

Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Lộc Bắc đã có ý kiến với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường kiến nghị UBND tỉnh giải quyết dứt điểm các diện tích bị lấn chiếm trên.

Để đảm bảo công tác quản lý, bảo vệ rừng, Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Lộc Bắc kiến nghị Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình Mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021 - 2025 huyện Bảo Lâm chỉ đạo cơ quan chức năng, chính quyền địa phương phối hợp với đơn vị xử lý, giải tỏa các loại cây trồng, vật nuôi, vật kiến trúc trái phép trên đất lâm nghiệp đã bị lấn chiếm để đơn vị tổ chức quản lý theo quy định.

Từ thông tin người dân phản ánh, chính quyền địa phương mới vào cuộc?

Nhiều cư dân xã Ngọc Thanh (TP. Phúc Yên, Vĩnh Phúc) bức xúc phản ánh về hiện tượng san gạt, lấn chiếm, chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng, đất nông nghiệp như trên đang xảy ra tại thôn Đồng Chằm.

Ghi nhận thực địa, nơi được người dân phản ảnh về các hiện tượng, san gạt, lấn chiếm, chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng thuộc khu vực hồ Trại Trâu, ẩn sâu trong một khu vắng vẻ, ít người lui tới.

Với hiện trạng, xuất hiện một quả đồi rộng lớn ở khu vực Trại Trâu đã bị san gạt, hạ cốt, dãy bờ rào bằng bê tông kiên cố được mọc lên để bao vây, che chắn. Sau khi san gạt, đất đổ lấp trực tiếp xuống chân đồi, thậm chí là đổ thẳng xuống khu vực lòng hồ Trại Trâu, tiềm ẩn nguy cơ gây biến dạng địa hình lòng hồ, gây ô nhiễm môi trường… Đối diện quả đồi đang bị san gạt này, là hàng ngàn mét vuông đất nông nghiệp cũng đã bị đào bới lấn chiếm diện tích lòng hồ Trại Trâu.

 

hiện-trạng-san-gạt-hạ-cốt-quả-đồi-xây-dựng-công-trình-lấn-chiếm-đất-rừng-ở-khu-vực-hồ-trại-trâu-khiến-cư-dân-địa-phương-bức-xúc.jpg
Hiện trạng san gạt hạ cốt quả đồi, xây dựng công trình lấn chiếm đất rừng ở khu vực hồ Trại Trâu khiến cư dân địa phương bức xúc. (PLXH)

Được biết, “công trường” có dấu hiệu các hành vi sản gạt trái phép nói trên diễn ra tại lô 22 khoảnh IIIA tiểu khu 2 Đồng Chằm, do bà Nguyễn Thị Vân Anh làm chủ. Nguồn gốc khu đất này, bà Nguyễn Thị Vân Anh được ông Vũ Văn Bình chuyển nhượng lại.

Trước phản ảnh của người dân về dấu hiệu vi phạm diễn ra tại hồ Trại Trâu, UBND xã Ngọc Thanh đã tiến hành kiểm tra, xác định mức độ vi phạm, đồng thời yêu cầu bà Nguyễn Thị Vân Anh dừng ngay các hành vi xây dựng trái phép, lấn chiếm đất rừng.

Cụ thể, tại báo cáo số 44/BC-UBND, lực lượng chức năng làm nhiệm vụ cho biết, qua kiểm tra tại thực địa, đã phát hiện các hành vi (bị pháp luật cấm) như, “đào xới, tạo đường băng, xây tường kè đá và làm đường đi trên đất lâm nghiệp…”. Lực lượng chức năng cũng ghi nhận một số công trình đã “hoàn thiện” tại khu đất này, như tường rào bằng thép V lưới B40, bể chứa nước có kích thước 65m2, và một ngôi nhà cấp 4…

Đối với hành vi đào đắp đất tại khu vực lòng hồ Trại Trâu, lực lượng chức năng qua kiểm tra xác định có khoảng 3000m2 diện tích hồ xảy ra hiện tượng đào đắp đất. Nhưng, phần diện tích đất 3000m2 đã đào múc này, nằm dưới lòng hồ, phần lớn đã ngập nước, nên không xác định được cụ thể diện tích và chiều sâu đào múc…

 

ranh-giới-cụ-thể-loại-đất-tại-các-đảo-bán-ngập-hồ-trại-trâu-bị-san-gạt-bồi-đắp-đất-chưa-xác-định-được-do-hiện-trạng-của-các-thửa-đất-đã-biến-dạng-thay-đổi.jpg
Ranh giới cụ thể loại đất tại các “đảo bán ngập” hồ Trại Trâu bị san gạt, bồi đắp đất chưa xác định được, do hiện trạng của các thửa đất đã biến dạng, thay đổi (PLXH)

Ngoài ra, đối chiếu với bản đồ địa chính năm 1988, lực lượng chức năng cũng phát hiện một số thửa ruộng bán ngập (đảo bán ngập) hồ Trại Trâu – có tác dụng phòng ngừa lũ lụt, ổn định môi trường sinh thái, làm sạch cho lòng hồ đã bị đổ đất bồi đắp thêm, ranh giới cụ thể các loại đất tại các “đảo bán ngập” này chưa xác định được do hiện trạng của các thửa đất đã biến dạng, thay đổi.

Trước “thực trạng” đang diễn ra tại khu vực hồ Trại Trâu, thôn Đồng Chằm, UBND xã Ngọc Thanh đã trực tiếp xuống hiện trường kiểm tra xác định mức độ vi phạm, yêu cầu chủ “công trình” xây dựng là bà Nguyễn Thị Vân Anh dừng ngay các hành vi xây dựng trái phép, lấn chiếm đất rừng; đồng thời làm báo cáo gửi UBND TP. Phúc Yên xem xét xử lý.

 

 

Hữu Thắng (Tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.

  • Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Ông Lê Đức Giang, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ký văn bản chấn chỉnh thực hiện dự án nạo vét lòng hồ Khe Trầu (phường Trúc Lâm, TX Nghi Sơn), sau phản ánh của Tạp chí Kinh tế nông thôn.

  • Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Liên quan đến trang trại tổng hợp gây ô nhiễm môi trường ở xã Thăng Bình, UBND huyện Nông Cống (Thanh Hoá) yêu cầu chủ trang trại dừng nuôi lợn, hoàn thiện hồ sơ cấp phép môi trường và hoàn thiện các hạng mục, công trình xây dựng phục vụ hoạt động sản xuất theo đúng quy định.

Top