Dự án Làng Thanh niên lập nghiệp biên giới A Lưới (Thừa Thiên - Huế) dù đã triển khai nhiều năm, tuy nhiên đến nay, người dân vẫn chưa nhận được đầy đủ các khoản hỗ trợ như phê duyệt ban đầu.
Những mục tiêu và “cam kết” ban đầu khi Dự án phê duyệt
Được biết, Dự án Làng Thanh niên lập nghiệp (LTNLN) biên giới A Lưới là một trong 18 làng TNLN dọc theo tuyến đường Hồ Chí Minh, khu vực biên giới và các xã đặc biệt khó khăn đã được Chính phủ phê duyệt xây dựng. Làng TNLN biên giới A Lưới do T.Ư Ðoàn đầu tư xây dựng với tổng kinh phí hơn 30 tỷ đồng.
Làng được xây dựng với nhiều hạng mục công trình về giáo dục, văn hóa, giao thông, điện, nước sinh hoạt, đập thủy lợi... trên tổng diện tích đất tự nhiên là 4.260 ha, thuộc địa phận ba xã là Hương Phong, Hồng Thượng và Phú Vinh (A Lưới, Thừa Thiên-Huế).
Ngay từ đầu, Dự án LTNLN biên giới A Lưới đã xác định các mục tiêu cụ thể: Phát huy vai trò xung kích, tình nguyện lập thân, lập nghiệp của thanh niên, nhằm phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh quốc phòng ở vùng khó khăn biên giới; Khai thác, sử dụng có hiệu quả tiềm năng đất đai, tài nguyên, phát triển kinh tế hàng hoá, xây dựng kinh tế hộ bền vững; Giải quyết việc làm, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho thanh niên và nhân dân tại làng thanh niên; Xây dựng khu dân cư trẻ có đời sống văn hoá tiến bộ, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc; Xây dựng mô hình hoạt động Đoàn thanh niên tham gia phát triển kinh tế xã hội, góp phần xây dựng, củng cố tổ chức Đoàn, Hội tại địa phương.
Bên cạnh đó, dự kiến ban đầu Làng TNLT biên giới A Lưới sẽ thu hút khoảng 100 hộ đến thanh niên đến sinh sống, lập nghiệp và được chia thành các giai đoạn: năm 2010 có 10 hộ thanh niên, năm 2011 có 50 hộ thanh niên, năm 2012 có 40 hộ thanh niên; sẽ có khoảng 200 lao động trẻ là nòng cốt của làng, mỗi năm còn thu hút thêm 200 - 300 lao động trong huyện, tỉnh đến lao động, làm ăn.
Để thực hiện được những mục tiêu này, Tỉnh đoàn Thừa Thiên - Huế (Chủ đầu tư Dự án) cam kết hỗ trợ mỗi hộ dân 30 triệu đồng tiền làm nhà, 4,8 triệu đồng tiền hỗ trợ chăn nuôi, cấp cho mỗi hộ 2.000m2 đất ở và đất vườn, tối thiểu 2ha đất rừng sản xuất và 14 triệu đồng/ha để khai hoang, mua cây giống.
Sau 12 tháng, khi các hộ gia đình ổn định cuộc sống tại làng TNLN sẽ được Ban quản lý dự án phối hợp với các cơ quan liên quan của địa phương hoàn thành các thủ tục đề nghị UBND huyện A Lưới cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho từng hộ theo Luật Đất đai.
Thực tại “vênh” với “cam kết” ban đầu của Dự án
Với những mục tiêu cụ thể ấy, Dự án đã được khởi công vào năm 2009 và đã thu hút được 45 hộ thanh niên đến định cư, sinh sống. Tuy nhiên, đến nay các hộ dân ở đây vẫn chưa nhận được những hỗ trợ như Ban quản lý Dự án đã hứa trước đó.
Cụ thể, hiện nay về đất canh tác có 25 hộ được cấp 2ha, có 04 hộ được cấp 1,6 ha, có 02 hộ được cấp 0,9ha và 13 hộ được cấp 0,7ha; trong số này có một số hộ thực tế chưa giao mặt bằng và đang chờ UBND xã Hương Phong xử lý.
Bên cạnh đó, các hộ thanh niên tại đây cũng chưa được cấp sổ đỏ; các khoản hỗ trợ về xây nhà, về công tác khai hoang, cây giống, hỗ trợ ăn uống trong 06 tháng đầu… các hộ đều chưa nhận được đầy đủ.
Trao đổi với PV, anh Nguyễn Sỹ Dức (32 tuổi, nguyên quán xã Hùng Thượng, huyện A Lưới) hiện đang là thành viên trong làng cho biết, các khoản hỗ trợ được nhận không như ban đầu, đặc biệt là thiếu đất canh tác khiến đời sống người dân ở đây đang gặp rất nhiều khó khăn. Dù được lãnh đạo địa phương hết sức quan tâm, nhưng sau khi kết thúc dự án, không thấy các anh trong Ban Giám đốc điều hành (thuộc Tỉnh đoàn Thừa Thiên Huế - PV) tới lui, thăm hỏi nên anh em tại làng như “rắn mất đầu”.
Anh Trần Văn Thu (34 tuổi, nguyên quán Phong Mỹ, Phong Điền, Thừa Thiên Huế), đến định cư tại Làng TNLN từ cuối 2011, cho biết, dù các hộ gia đình đều cố gắng trồng trọt, chăn nuôi để tăng gia kinh tế nhưng không đủ sống, hiện tại phần lớn lao động trong làng đều đi làm “thợ đụng” (ai thuê gì làm sẽ làm việc đó – PV), vì vậy, đời sống hiện tại của anh em trong làng hết sức khó khăn.
Khi được hỏi về chuyện cấp sổ đỏ, anh Thu nghẹn ngào: “Anh em đã kiến nghị nhiều lần, nếu bỏ ra số tiền 30 – 35 triệu đồng/500 m2 (số tiền mỗi hộ phải nộp để nhận sổ đỏ - PV) đất ở thì không thể. Hiện tại bọn em cũng không có một giấy tờ nào về đất hết, bọn em đang ở nhà lậu đó”.
Cùng tham gia trong cuộc trao đổi, anh Nguyễn Minh Thạch (32 tuổi, nguyên quán tại Phong Mỹ, Phong Điền, Thừa thiên T Huế), đến định cư tại làng TNLN từ cuối 2011, nói thêm: “Mong lãnh đạo các cấp tạo công ăn việc làm cho anh em ổn định cuộc sống chứ hiện tại anh em ở đây không thấy gì mà chỉ thấy đói”.
Về vấn đề này, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch UBND huyện A Lưới, cho biết, Dự án Làng TNLN đã được Tỉnh đoàn chuyển về địa phương quản lý từ năm 2016, hiện tại ở đây đang gặp hai vấn đề lớn, đó là chưa cấp đủ đất canh tác tối thiểu 02ha/01 hộ theo dự kiến ban đầu và chưa cấp sổ đỏ cho các hộ gia đình tại đây.
Ông Hùng cũng cho biết, lãnh đạo tỉnh rất quan tâm đến những vướng mắc tại Dự án, cùng với đó, UBND huyện và UBND xã cũng đang rốt ráo tìm cách giải quyết cho các hộ dân này.
Còn ông Mai Văn Linh, Chủ tịch UBND xã Hương Phong, cho biết, những vướng mắc tại Dự án Làng TNLN khiến công tác quản lý của xã cũng gặp nhiều khó khăn.
Với cương vị chủ tịch xã, ông Linh mong muốn sẽ được UBND tỉnh và Chính phủ quan tâm miễn thuế sử dụng đất để cấp sổ đỏ cho các hộ gia đình, đồng thời có những hỗ trợ các mô hình kinh tế sản xuất phù hợp cho các hộ dân phát triển.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.