Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 26 tháng 4 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 27 tháng 9 năm 2019 | 13:45

Lấy sức dân lo cho dân, Cu Suê hướng đến NTM bền vững

Từ vùng quê còn nhiều khó khăn, nhờ thực hiện phương châm “lấy sức dân để lo cho dân”, xã Cư Suê (huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk) đã có bước chuyển mình ngoạn mục, cán đích nông thôn mới (NTM) năm 2018 và hướng đến NTM bền vững.

tr3d.jpg
Nhân dân trong xã tích cực làm đường giao thông nông thôn.

 

Dễ làm trước, khó làm sau

Trao đổi với chúng tôi, ông Đặng Văn Hoan, Chủ tịch UBND xã Cư Suê, cho biết: Ngay từ khi bắt tay vào XDNTM , Đảng bộ, chính quyền, đoàn thể luôn họp bàn lấy ý kiến của quần chúng nhân dân để chọn cái dễ làm trước, cái khó làm sau. Chủ trương của xã là không vội vàng, nhất quyết không chạy theo thành tích, không lạm dụng vào NTM để huy động người dân đóng góp quá sức.

Công tác phát triển sản xuất, ngành nghề nhằm nâng cao thu nhập cho người dân được xã quan tâm. Trước năm 2011, xã có gần 90% hộ dân làm nông nghiệp, đến năm 2018 số lượng lao động làm việc trong ngành nông – lâm nghiệp có việc làm thường xuyên chiếm 80%, sản xuất chính là cà phê, tiêu, lúa nước, hoa màu và chăn nuôi gia súc. Trong năm 2017 và 2018, xã phát triển được 18 trang trại chăn nuôi áp dụng công nghệ cao và 01 HTX sản xuất nông nghiệp, hoạt động có hiệu quả, tạo việc làm và thu nhập cho lao động tại chỗ.

Công tác giảm nghèo là chỉ tiêu quan trọng trong XDNTM, xã đã áp dụng nhiều phương pháp để hỗ trợ về kỹ thuật, vốn, con giống, phân bón để hộ nghèo phát triển kinh tế. Đến nay, hộ nghèo giai đoạn 2016 – 2020 còn 125 hộ, chiếm 5,21% và số hộ cận nghèo còn 9,7%, giảm tỷ lệ hộ nghèo so với giai đoạn 2011 – 2015 là 6,59%.

Qua 8 năm triển khai XDNTM, dù còn gặp nhiều khó khăn, xã đã nỗ lực huy động sức dân, tập trung mọi nguồn lực, lồng ghép các chương trình hỗ trợ kinh phí, để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các tiêu chí NTM. Dù có XDNTM đến đâu, xã vẫn luôn xác định phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân là yếu tố quan trọng.

Lấy sức dân lo cho dân

Đó chính là cách làm thiết thực mà xã Cư Suê đã áp dụng để XDNTM trong những năm qua.

Khi triển khai XDNTM, ban chỉ đạo của xã xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, nguồn huy động các hạng mục đầu tư là các công trình phúc lợi công cộng như trụ sở, nhà văn hóa xã, trạm y tế, trường học là do ngân sách đầu tư hỗ trợ. Các nhà sinh hoạt cộng đồng, khu thể thao thôn buôn, đường giao thông nông thôn, giao thông nội đồng, nghĩa trang… do nhân dân làm, nhà nước hỗ trợ vật tư đối ứng. Từ đó đã chuyển từ thế thụ động, trông chờ nguồn đầu tư của nhà nước, sang thế chủ động, huy động nội lực kết hợp với sự hỗ trợ của nhà nước nên đã huy động tối đa các nguồn lực để xây dựng cơ sở hạ tầng.

Nhưng để làm được điều đó, trước hết phải tuyên truyền, bàn bạc với người dân, khi dân đồng thuận thì mới làm được NTM. Điều đáng mừng là, khi họp dân, xin ý kiến của nhân dân, đa số người dân Cư Suê đồng tình ủng hộ. Nhờ vậy đến nay, đường liên thôn buôn, trục buôn đã cứng hóa bê tông 13,97/22,70 km, đạt 61,54%; đường ngõ xóm đã được bê tông và cấp phối đá dăm, cứng hóa 14,36/23,27km; đường trục chính nội đồng được bê tông hóa và cấp phối đá dăm, cứng hóa 20,45 km. 4/4 trường học đã được đầu tư xây dựng cơ sở vật chất có phòng học kiên cố; xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế, 8/11 thôn, buôn có nhà văn hóa …

Cư Suê là xã có xuất phát điểm thấp, cơ sở hạ tầng chưa hoàn thiện, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn. Nhưng với sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền cùng với phương châm “lấy sức dân lo cuộc sống cho dân”, Cư Suê đã có nhiều chuyển biến tích cực. Mặc dù vậy, để Chương trình XDNTM thật sự bền vững, rất cần được sự quan tâm, đầu tư của Nhà nước hơn nữa để nhân dân phát triển sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng mùa vụ, nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững.

 

 

 

Đức Sơn
Ý kiến bạn đọc
  • Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Theo vòng quay của thời gian, lại một tháng Tư nữa lại về! Tháng Tư về, nhiều khoảnh khắc thiên nhiên tươi đẹp đọng lại trong mỗi người khi mùa Xuân sắp qua đi, nhường chỗ cho mùa Hè tràn ngập ánh vàng lấp lánh của nắng, sắc trắng mong manh của hoa loa kèn có mặt ở mọi nẻo đường, nhiều góc phố Thủ đô yêu dấu.

  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

Top