Hiện nay, nhu cầu sử dụng khẩu trang tăng cao, đây cũng là dịp để nhiều tổ chức, cá nhân lợi dụng sản xuất, buôn bán khẩu trang giả nhằm trục lợi. Trước thực trạng trên các cơ quan chức năng cần có những giải pháp ngăn chặn kịp thời.
Phát hiện khẩu trang giả số lượng lớn
Chiều ngày 30/7, Cục nghiệp vụ Tổng cục Quản lý thị trường phối hợp với các lực lượng chức năng kiểm tra đột xuất, thu giữ hơn 151.250 chiếc khẩu trang 3M giả tại Công ty TNHH sản xuất và thương mại thiết bị Nam Anh (Q.Tân Phú, TP.HCM).
Tại thời điểm kiểm tra đột xuất, Tổng cục Quản lý thị trường phát hiện và xác định hàng trăm thùng hàng tại công ty Nam Anh chứa khẩu trang có nhãn hiệu 3M nhưng là sản phẩm giả mạo nhãn hiệu khẩu trang 3M Company của Mỹ.
Tổng cục QLTT đánh giá, đây là vụ xâm phạm sở hữu trí tuệ lớn nhất từ đầu năm đến nay về mặt hàng khẩu trang đã được bảo hộ tại Việt Nam. Nếu không được phát hiện kịp thời thì toàn bộ số khẩu trang này sẽ được đưa ra tiêu thụ.
Trước đó, ngày 27/7, Công an quận Cẩm Lệ (TP. Đà Nẵng) cho biết, đơn vị này kiểm tra một đại lý khẩu trang trên địa bàn phường Khuê Trung (quận Cẩm Lệ), phát hiện 4 lô hàng khẩu trang y tế. Qua kiểm đếm, tổng cộng có 158 thùng với 10.000 khẩu trang các loại.
Tại thời điểm kiểm tra, chủ hàng không xuất trình được hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ. Lực lượng chức năng đã niêm phong, lập biên bản tạm giữ lô hàng nói trên để xử lý theo quy định.
Trưa 26/7, Công an phường Hòa An (quận Cẩm Lệ) cũng phát hiện nhà ông Đặng Văn Lập (29 tuổi, trú phường Hòa An) trữ 33 thùng khẩu trang với 8.250 chiếc, không hóa đơn chứng từ.
Đáng lo ngại, trong thời điểm dịch Covid-19 đang quay trở lại Việt Nam, việc người dân có thể sử dụng phải các loại khẩu trang giả, không đảm bảo về chất lượng như thế này có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng trong việc phòng, tránh dịch bệnh.
Tại một diễn biến khác, trước tình hình dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, giá bán khẩu trang bắt đầu tăng cao.
Tại khu chợ thuốc Nguyễn Giản Thanh (quận 10, TP.HCM), ngày hôm nay (28/7), giá bán khẩu trang tại đây dao động 110.000-120.000 đồng/hộp, thậm chí có những loại 4 lớp được đẩy lên mức 160.000 đồng/hộp. Một số chủ cửa hàng cho rằng giá khẩu trang sẽ tiếp tục tăng trong vài ngày tới, nên không ít người lo lắng đã cố mua cho mình vài hộp khẩu trang với giá khá cao để dự trữ.
Tại phố Phương Mai (Hà Nội), đồng loạt các nhà thuốc tăng 10.000 – 30.000 đồng/hộp khẩu trang y tế, đưa giá bán lẻ phổ biến lên 80.000 đồng/hộp. Thậm chí, một nhà thuốc khác trên phố Phương Mai còn rao giá 180.000 đồng/hộp khẩu trang y tế, cao gấp 3 lần giá trung bình thời điểm trước khi ghi nhận ca nhiễm COVID-19 trong cộng đồng.
Tăng cường kiểm soát, bình ổn thị trường
Trước tình hình dịch COVID-19 trong nước lại tiếp tục có những diễn biến phức tạp, Cục Quản lý thị trường (QLTT) các địa phương đang triển khai nhiều giải pháp nhằm tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, xử lý hành vi vi phạm đầu cơ, găm hàng, tăng giá bất hợp lý; phối hợp thực hiện công tác bình ổn thị trường, phòng chống dịch bệnh.
Để đảm bảo công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, thực hiện có hiệu quả các biện pháp phòng chống dịch COVID-19, Cục QLTT thành phố Đà Nẵng yêu cầu các Đội QLTT trực thuộc, khẩn trương thành lập các Tổ công tác để thực hiện công tác kiểm tra, theo dõi hoạt động kinh doanh tại các cửa hàng tiện lợi, quầy thuốc tân dược theo từng tuyến đường tại các địa bàn được phân công nhằm ngăn chặn các hành vi tăng giá bất hợp lý đối với các mặt hàng phục vụ cho công tác phòng dịch, theo dõi việc thực hiện các nội dung đã cam kết.
Cùng với đó, theo dõi hoạt động kinh doanh hàng hóa thiết yếu tại các siêu thị, các chợ truyền thống, trung tâm thương mại, cửa hàng tạp hóa, nhằm nắm bắt tình hình thị trường, giá của một số loại hàng hóa thiết yếu như gạo, mỳ tôm,... để chủ động triển khai các biện pháp ngăn chặn các hành vi đầu cơ, găm hàng, tăng giá bất hợp lý, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Tại cuộc họp mới đây, Thiếu tướng Vũ Xuân Viên, Giám đốc Công an TP.Đà Nẵng đã chỉ đạo, công an các đơn vị, địa phương tiếp tục triển khai toàn diện, có hiệu quả các mặt công tác, tăng cường công tác nắm tình hình, bám chắc địa bàn, đấu tranh phòng, chống tội phạm, nhất là các địa bàn trọng điểm về an ninh, trật tự.
Kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm theo đúng quy định của pháp luật đối với các hành vi lợi dụng tình hình dịch bệnh để đầu cơ, tích trữ, tăng giá, buôn bán, vận chuyển trái phép các vật tư, trang thiết bị phòng, chống dịch bệnh nhằm thu lợi bất chính, sản xuất hàng giả, tái chế khẩu trang y tế đã qua sử dụng, gian lận thương mại gây bất ổn thị trường.
Mới đây, Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh yêu cầu Phòng Y tế 24 quận, huyện triển khai đến các cơ sở bán lẻ thuốc trên địa bàn đảm bảo cung ứng đủ thuốc thiết yếu như thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau hạ sốt, thuốc kháng viêm, thuốc ho,… và các trang thiết bị thiết yếu để phục vụ công tác phòng chống dịch; không đầu cơ, tích trữ và tăng giá các mặt hàng này; không kinh doanh hàng gian, hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, nhất là các loại khẩu trang y tế.
Hướng dẫn các cơ sở bán lẻ thuốc phải ghi lại thông tin cá nhân gồm họ tên, địa chỉ, điện thoại của người mua thuốc ho, thuốc hạ sốt, thuốc cảm cúm; yêu cầu người mua thuốc ho, thuốc hạ sốt, thuốc cảm cúm phải thực hiện khai báo y tế trên các ứng dụng NCOVI hoặc Vietnam Health Declaration.
Trường hợp người mua thuốc không sử dụng ứng dụng khai báo thì nhân viên cơ sở kinh doanh dược phải hỗ trợ việc khai báo y tế; đảm bảo 100% các trường hợp khi đến mua thuốc cảm cúm, hạ sốt tại các cơ sở kinh doanh dược trên địa bàn phải được khai báo y tế.
Tại Hà Nội, Cục QLTT cũng đã có Công văn yêu cầu Trưởng các phòng, Đội trưởng các Đội QLTT chủ động hoặc phối hợp với các lực lượng chức năng có liên quan tăng cường kiểm tra, kiểm soát, giám sát theo địa bàn, lĩnh vực được phân công quản lý để kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi lợi dụng dịch bệnh để đầu cơ găm hàng, định giá bán bất hợp lý đối với các mặt hàng trang thiết bị y tế, bảo vệ sức khỏe dùng để phòng, chống dịch.
Tăng cường kiểm tra, kiểm soát các hoạt động sản xuất, vận chuyển, buôn bán các mặt hàng khẩu trang vải, khẩu trang kháng khuẩn trên thị trường, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển, buôn bán khẩu trang không rõ nguồn gốc xuất xứ, chưa được công bố hợp quy hàng dệt may, không đảm bảo chất lượng, không niêm yết giá, bán hàng không đúng giá niêm yết.
Tiếp tục phổ biến, tuyên truyền đến các cơ sở kinh doanh dịch vụ bán hàng thực hiện đầy đủ các quy định về niêm yết giá, bán hàng đúng giá niêm yết, kinh doanh hàng hóa có đầy đủ chứng từ nguồn gốc, xuất xứ, đảm bảo chất lượng, không găm hàng, đầu cơ tích trữ.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.