Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 29 tháng 3 năm 2024  
Chủ nhật, ngày 21 tháng 4 năm 2019 | 21:9

Lộ nhiều sai phạm tại Tổng công ty Xây dựng Hà Nội

Kiểm toán Nhà nước phát hiện nhiều sai phạm trong cổ phần hóa Tổng công ty xây dựng Hà Nội (Hancorp).

Hoạt động kiểm toán lần này nhằm kiểm toán quyết toán giá trị vốn nhà nước tại thời điểm chính thức chuyển Hancorp sang mô hình công ty cổ phần (tháng 8/2014).

Theo kết quả kiểm toán, trong công tác xử lý tài chính tại thời điểm chính thức chuyển thành công ty cổ phần, Hancorp đã áp dụng sai văn bản để định giá lại các khoản đầu tư tài chính; chưa xác định lại kết quả kinh doanh các dự án bất động sản; tập hợp và hạch toán một số chi phí chưa phù hợp ảnh hưởng đến việc xác định lợi nhuận, nghĩa vụ với ngân sách nhà nước và khoản phải nộp về Quỹ hỗ trợ và sắp xếp doanh nghiệp.

Cũng theo Kiểm toán Nhà nước, tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp (1/2012), Hancorp đang quản lý, sử dụng 10 khu đất tại Hà Nội, TP.HCM, Đồng Nai… Trong đó, có 9 khu đất được Hancorp xây dựng phương án tiếp tục sử dụng đất khi cổ phần hóa, một khu trả lại cho địa phương.
 
Dù đánh giá phương án sử dụng đất của Hancorp là phù hợp với ngành nghề sản xuất sau cổ phần hóa được duyệt, song KTNN cho rằng còn nhiều vấn đề liên quan đến quản lý đất đai phải xử lý.
 
gioi-thieu-han-696x239.jpg
Nhiều sai phạm trong cổ phần hóa Tổng công ty xây dựng Hà Nội . 
 
Tại thời điểm chính thức chuyển thành công ty cổ phần (15/8/2014), Hancorp đã không ghi nhận tăng giá trị tài sản các mục này trong báo cáo tài chính, song trong báo cáo quyết toán vốn nhà nước ghi nhận là khoản phát sinh tăng vốn nhà nước với giá trị hơn 17 tỉ đồng. Cũng theo kết luận kiểm toán, tại dự án tổ hợp nhà ở đa năng 28 tầng Làng Quốc tế Thăng Long, Hancorp đã thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước về tiền sử dụng đất hơn 119 tỉ đồng, nhưng chưa thực hiện nộp về ngân sách UBND TP.Hà Nội phần giá trị tương ứng với “phần chênh lệch giữa giá bán và giá thành của 30% diện tích sàn căn hộ của dự án” theo quyết định phê duyệt dự án của cấp thẩm quyền. Con số này theo kết quả kiểm toán là hơn 20 tỉ đồng.
 
Tại dự án đầu tư cơ sở hạ tầng Khu Ngoại Giao Đoàn tại xã Xuân Đỉnh, huyện Từ Liêm, Hà Nội (nay là phường Xuân Đỉnh, phường Xuân Tảo, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội), theo Kiểm toán Nhà nước, Hancorp chưa thực hiện nộp tiền sử dụng đất đối với phần diện tích xây dựng 3.005 m2 để làm nhà ở cao tầng cho người nước ngoài.
 
Trước những sai phạm trên, Kiểm toán Nhà nước kiến nghị xử lý về tài chính hơn 40 tỉ đồng, đồng thời chấn chỉnh hàng loạt nội dung liên quan đến quản lý vốn và các dự án bất động sản của doanh nghiệp này.
 
Kiểm toán Nhà nước cũng kiến nghị với Bộ Xây dựng chỉ đạo Hancorp giải quyết dứt điểm các tồn tại trong xử lý tài chính tại thời điểm chính thức chuyển thành công ty cổ phần; phối hợp với các địa phương giải quyết các vấn đề về đất đai liên quan làm cơ sở quyết toán vốn nhà nước tại thời điểm chính thức chuyển thành công ty cổ phần.
 
Kiểm toán Nhà nước cũng yêu cầu Hancorp thực hiện nghiêm túc, kịp thời các kết luận, kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước và báo cáo kết quả thực hiện về Kiểm toán Nhà nước trước ngày 31/5 tới.
 
 
 
 
 
 
Thanh Xuân
Ý kiến bạn đọc
  • Chó thả rông, hiểm họa lớn

    Chó thả rông, hiểm họa lớn

    Tình trạng chó thả rông cắn người gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng xảy ra không chỉ ở vùng nông thôn, ngoại thành, mà ngay cả ở các thành phố lớn. Rất nhiều người từ già đến trẻ bị chó thả rông tấn công dẫn đến tử vong hoặc mang thương tích.

  • Tình trạng tự phát cắm cọc nuôi vẹm trong đầm, vịnh: Tăng cường quản lý

    Tình trạng tự phát cắm cọc nuôi vẹm trong đầm, vịnh: Tăng cường quản lý

    Thời gian qua, trong đầm, vịnh trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, việc người dân tự phát cắm cọc, giăng dây nuôi vẹm xanh, vẹm đất ở ngoài vùng quy hoạch nuôi trồng thủy sản (NTTS) đã để lại nhiều hệ lụy. Cơ quan chức năng, chính quyền các địa phương ven biển đang triển khai nhiều giải pháp nhằm vận động người dân tháo dỡ, không để phát sinh khu vực nuôi mới.

  • Bắc Giang xử lý 234 trường hợp vi phạm pháp luật về thủy lợi, đê điều

    Bắc Giang xử lý 234 trường hợp vi phạm pháp luật về thủy lợi, đê điều

    Bắc Giang tồn tại 234 trường hợp vi phạm về thủy lợi, đê điều, phòng chống thiên tai. Chủ tịch UBND tỉnh này yêu cầu các sở, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi (KTCTTL) xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Top