Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 28 tháng 3 năm 2024  
Thứ ba, ngày 31 tháng 5 năm 2022 | 15:32

Mạnh tay xử lý các hành vi vi phạm trên đất nông nghiệp

Những năm gần đây, thị trường bất động sản đang nóng lên ở nhiều địa phương trên cả nước. Bên cạnh những tác động về kinh tế, sức nóng của thị trường còn là nguyên nhân dẫn đến nhiều hành vi vi phạm trên đất nông nghiệp.

Tháo dỡ 64 căn nhà xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp
 
Theo UBND huyện Cư Kuin, tỉnh Đăk Lăk, Ban thực hiện cưỡng chế đã tiến hành phá dỡ 55/64 công trình xây dựng trái phép, sử dụng đất sai mục đích do Công ty TNHH MTV cà phê Việt Thắng quản lý thuộc thôn 8 và thôn 13, xã Ea Tiêu, huyện Cư Kuin.
 
Theo phương án chi tiết UBND huyện Cư Kuin đã ban hành, công tác cưỡng chế được chia làm 3 đợt: đợt 1 bắt đầu từ 8 giờ ngày 27/5/2022 cưỡng chế 5 trường hợp có công trình vi phạm liên quan đến cán bộ, đảng viên, viên chức.
 
Đợt 2 bắt đầu từ 8 giờ ngày 28/5 đến 17 giờ ngày 29/5/2022 cưỡng chế 30 công trình vi phạm.
 
Đợt 3 bắt đầu từ 8 giờ ngày 30/5 đến 17 giờ ngày 31/5/2022 cưỡng chế 29 công trình vi phạm.
5f474c386738a766fe29-20220527124402.jpg
Hỗ trợ người dân tháo dỡ công trình xây sai phép.
Tuy nhiên, trước thời điểm thực hiện cưỡng chế 1 ngày, đã có 46/58 hộ dân tự giác tháo dỡ công trình vi phạm và đề xuất được chính quyền các cấp hỗ trợ nhân lực, vật lực di chuyển đồ đạc, tháo dỡ mái tôn để giảm bớt tổn thất về tài sản.
 
Theo ông Võ Tấn Huy, Chủ tịch UBND huyện Cư Kuin, Trưởng Ban chỉ đạo cưỡng chế, trong ngày đầu thực hiện cưỡng chế dù vấp phải phản ứng của một số hộ dân nhưng các lực lượng đã tuyên truyền, giải thích, vận động và kiên quyết thực hiện theo kế hoạch đã đề ra.
 
Sau buổi đầu tiên thực hiện cưỡng chế, Ban Chỉ đạo cưỡng chế cũng đã tổ chức họp rút kinh nghiệm với các bộ phận để triển khai công việc một cách hiệu quả. Qua công tác nắm tình hình, nhận thấy nhu cầu được giúp đỡ của người dân gia tăng, Ban chỉ đạo cũng đã quyết định tăng cường thêm nhân công và ca máy để tháo dỡ công trình vi phạm.
 
Ban Chỉ đạo cũng đã linh hoạt chuyển trạng thái từ cưỡng chế sang hỗ trợ đối với các hộ dân chưa tới thời gian thực hiện cưỡng chế nhưng tự giác tháo dỡ công trình vi phạm và có nguyện vọng được lực lượng chức năng giúp đỡ.
 
UBND huyện Cư Kuin cũng tiến hành ký cam kết với các trường hợp này đồng ý để các lực lượng hỗ trợ tháo dỡ, vận chuyển tài sản và phá dỡ công trình vi phạm trước thời hạn cưỡng chế theo quyết định UBND huyện đã ban hành một cách tự nguyện, công khai, minh bạch, tránh khiếu kiện về sau.
dlak.png
Ông Võ Tấn Huy, Chủ tịch UBND huyện Cư Kuin trao đổi với các hộ dân về đề nghị được giúp đỡ vận chuyển tài sản - Ảnh: CK.
“Theo phương án cưỡng chế đề ra ban đầu, ngày 29/5/2022 UBND huyện sẽ hoàn thành cưỡng chế 35/64 công trình xây dựng trái phép (tổng của đợt 1 và đợt 2). Tuy nhiên, nhờ sự nỗ lực của các lực lượng tham gia công tác cưỡng chế cùng sự hợp tác của người dân, hiện có 64/64 công trình đã được tháo dỡ, trong đó có 55/64 công trình được phá bỏ toàn bộ, trả lại hiện trạng đất ban đầu. Đáng mừng là 100% công trình vi phạm đều đã được người dân chủ động tháo dỡ hoặc đề xuất các lực lượng giúp đỡ, giảm bớt thiệt hại về tài sản cho người dân”, ông Võ Tấn Huy nói.
 
Cũng theo UBND huyện Cư Kuin, 64 căn nhà này xây dựng trái phép, sử dụng đất sai mục đích trên đất nông nghiệp (từ năm 2015 đến 2017) do Công ty TNHH Một thành viên cà phê Việt Thắng quản lý, dọc quốc lộ 27 (thuộc thôn 8 và 13, xã Ea Tiêu).
 
Các công trình trên của người nhận khoán, chuyển nhượng đất; người dân đầu cơ, mua bán đất trái phép, xây dựng nhà để ở và kinh doanh, buôn bán... Họ tập kết vật liệu và xây dựng vào ban đêm, những ngày nghỉ lễ, trong khi chính quyền và công ty Việt Thắng chậm kiểm tra, chưa kiên quyết xử lý.
 
Những biệt thự, lâu đài mọc trên đất nông trường
 
Trước những sai phạm của chính quyền địa phương trong quản lý đất đai tại khu đất Công ty nông nghiệp Quý Cao (Nông trường Quý Cao), mới đây, UBND TP Hải Phòng đã có cuộc họp với các cơ quan chức năng, địa phương xử lý các công trình biệt thự, lâu đài "mọc" trái phép trên đất nông trường Quý Cao, thuộc địa phận huyện Tiên Lãng.

Cụ thể, tại cuộc họp, Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng Nguyễn Văn Tùng chỉ đạo huyện Tiên Lãng khẩn trương xem xét trách nhiệm của lãnh đạo các xã Đại Thắng, xã Tiên Cường, lãnh đạo Công ty TNHH MTV Nông nghiệp Quý Cao và các cơ quan chuyên môn thuộc huyện có liên quan để người dân vi phạm Luật Đất đai, tự ý chuyển mục đích sử dụng đất, xây dựng nhà ở kiên cố, xưởng sản xuất, nhà hàng kinh doanh trên đất nông nghiệp và chậm xử lý ngăn chặn ngay từ khi người dân vi phạm.

Ông Tùng cũng yêu cầu huyện Tiên Lãng khẩn trương hoàn thiện hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính đối với hơn 10 hộ dân mới vi phạm pháp luật đất đai (từ năm 2015 đến nay), tự ý chuyển mục đích sử dụng đất nông nhiệp sang xây dựng nhà ở kiên cố, sản xuất phi nông nghiệp và kinh doanh dịch vụ; yêu cầu các hộ dân tự tháo dỡ các công trình vi phạm hoàn trả lại mặt bằng trong tháng 6/2022. Nếu các hộ dân không tự nguyện tháo dỡ, sẽ tổ chức cưỡng chế theo quy định.

 

d.jpg
Một trong những biệt thự đang chuẩn bị hoàn thiện tại khu đất nông trường Quý Cao.

Để xử lý và khắc phục hiện trạng tại khu đất này, Chủ tịch thành phố Nguyễn Văn Tùng yêu cầu đoàn Kiểm tra liên ngành rà soát các trường hợp vi phạm, đề xuất xử lý. Nếu phát hiện có dấu hiệu vi phạm chuyển ngay cho cơ quan cảnh sát điều tra. Đồng thời yêu cầu, Hội đồng giải thể Công ty TNHH MTV Nông nghiệp Quý Cao đẩy nhanh tiến độ thực hiện các thủ tục giải thể theo quy định.

Ông Tùng cũng giao Sở Tài nguyên và Môi trường cung cấp cho đoàn Kiểm tra liên ngành và UBND huyện Tiên Lãng toàn bộ hồ sơ, tài liệu liên quan đến việc sử dụng đất của Công ty TNHH MTV Nông nghiệp Quý Cao (bản đồ và các tài liệu khác), thực hiện ngay việc đo đạc lập bản đồ hiện trạng sử dụng khu vực đất này.

Trước đó, năm 2021 trong lúc thành phố Hải Phòng đặt mục tiêu trong năm 2022 sẽ hoàn thành việc giải thể TNHH MTV nông nghiệp Quý Cao (Công ty Quý Cao) ở Tiên Lãng, Hải Phòng thì tại công ty Quý Cao xảy ra tình trạng xây dựng trái phép công trình nhà ở trên đất nông nghiệp. Cụ thể, một số cựu cán bộ, công nhân viên công ty Quý Cao đã chuyển nhượng đất cho người ngoài sử dụng xây biệt thự, lâu đài, nhà hàng, nhà vườn, khu sinh thái với quy mô lớn.

Mạnh tay với hành vi vi phạm xây dựng

Thực trạng xây dựng không phép, sai phép, trái phép không còn trở nên xa lạ bởi nó đã trở thành hiện tượng phổ biến tại nhiều địa phương trên cả nước, ở cả khu vực thành thị lẫn nông thôn. Dù đã có quy định, chế tài xử phạt liên quan đến các hành vi vi phạm về lĩnh vực xây dựng nhưng vì nhiều nguyên nhân khác nhau mà hàng loạt công trình sai phạm vẫn ngang nhiên tồn tại, không hề bị xử lý.

Hầu hết các công trình vi phạm được phát hiện khi đang xây dựng hoặc đã đưa vào sử dụng. Điển hình là hàng loạt công trình xây dựng có dấu hiệu không phép, trái phép trên địa bàn phường Trảng Dài, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai; nhiều công trình nhà ở xây dựng trái phép, tồn tại hơn 10 năm trên đất nông nghiệp ở phường Tam Bình, TP Thủ Đức, TPHCM; hay gần 1.000 công trình xây dựng có dấu hiệu sai phạm ở TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, thống kê tháng 12/2021… Dư luận đặt câu hỏi, tại sao các công trình trên có thể mọc lên một cách vô tội vạ và ai đã tiếp tay cho các hành vi sai phạm trên?

 

171-w637-h400.jpg
Thực trạng xây dựng không phép, sai phép, trái phép diễn ra phổ biến ở nhiều địa phương

Hiện nay, việc kiểm tra thông tin quy hoạch khá dễ dàng, với vài thao tác đơn giản như nhập số thửa, tờ bản đồ, địa chỉ… trên các ứng dụng quy hoạch là có thể biết ngay thông tin của khu đất. Tuy nhiên, tại nhiều địa phương, công tác kiểm tra, xử lý vi phạm vẫn còn là 1 “bài toán khó”. Trên thực tế, vẫn có tình trạng bao che, tiếp tay cho các hành vi sai phạm của một bộ phận cán bộ địa phương. Bởi các công trình xây dựng đồ sộ, thậm chí thi công giữa ban ngày nhưng nhiều địa phương vẫn nói không biết hoặc xác định có vi phạm nhưng vẫn dung túng, cố tình kéo dài, không xử lý.

Các hành vi xây dựng không phép, trái phép, sai phép gây ra nhiều hệ lụy khác nhau, như làm ảnh hưởng đến tiến độ của các dự án nếu có công trình sai phạm trên đất; phát sinh nhiều kinh phí trong việc phá dỡ, hoàn trả mặt bằng; kéo theo các vấn đề phát sinh như cư trú bất hợp pháp dẫn đến mất an ninh trật tự, tệ nạn xã hội, gây bức xúc trong nhân dân…

Nghị định 16/2022/NĐ-CP ngày 28/01/2022 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng đã quy định rõ các các hành vi vi phạm, hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền xử phạt, thời hiệu xử phạt…

Quy định, chế tài đã có nhưng muốn xóa triệt để các điểm đen về công trình xây dựng không phép, sai phép, trái phép rất cần sự vào cuộc mạnh mẽ, quyết liệt của các cơ quan chức năng, nhất là chính quyền các địa phương. Đồng thời, phải đẩy mạnh hình thức xử phạt người đứng đầu nếu trên địa bàn quản lý xảy ra các vi phạm về lĩnh vực xây dựng.

 

 

Hữu Thắng - Tổng hợp
Ý kiến bạn đọc
  • Chó thả rông, hiểm họa lớn

    Chó thả rông, hiểm họa lớn

    Tình trạng chó thả rông cắn người gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng xảy ra không chỉ ở vùng nông thôn, ngoại thành, mà ngay cả ở các thành phố lớn. Rất nhiều người từ già đến trẻ bị chó thả rông tấn công dẫn đến tử vong hoặc mang thương tích.

  • Tình trạng tự phát cắm cọc nuôi vẹm trong đầm, vịnh: Tăng cường quản lý

    Tình trạng tự phát cắm cọc nuôi vẹm trong đầm, vịnh: Tăng cường quản lý

    Thời gian qua, trong đầm, vịnh trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, việc người dân tự phát cắm cọc, giăng dây nuôi vẹm xanh, vẹm đất ở ngoài vùng quy hoạch nuôi trồng thủy sản (NTTS) đã để lại nhiều hệ lụy. Cơ quan chức năng, chính quyền các địa phương ven biển đang triển khai nhiều giải pháp nhằm vận động người dân tháo dỡ, không để phát sinh khu vực nuôi mới.

  • Bắc Giang xử lý 234 trường hợp vi phạm pháp luật về thủy lợi, đê điều

    Bắc Giang xử lý 234 trường hợp vi phạm pháp luật về thủy lợi, đê điều

    Bắc Giang tồn tại 234 trường hợp vi phạm về thủy lợi, đê điều, phòng chống thiên tai. Chủ tịch UBND tỉnh này yêu cầu các sở, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi (KTCTTL) xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Top