Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 29 tháng 3 năm 2024  
Thứ năm, ngày 25 tháng 3 năm 2021 | 21:55

Miền Trung xây dựng nhiều mô hình nông nghiệp phát triển

Với mục đích là để khuyến khích, phát triển các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp trên địa bàn. Một số các tỉnh miền Trung đã khuyến khích bà con nông dân trong vùng tích cực tham gia đóng góp, xây dựng các mô hình nông nghiệp sao cho đạt hiệu quả cao.

Hà Tĩnh: Huyện Kỳ Anh có gần 900 mô hình được hỗ trợ để đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2023

Nghị quyết 105/NQ-HĐND  ngày 5/1/2021 của HĐND huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) có quy định: “Tổ chức, cá nhân trồng sắn công nghiệp liên kết với nhà máy chế biến tinh bột sắn trên địa bàn huyện có quy mô tối thiểu từ 1 ha liền vùng trở lên, được hỗ trợ 40% kinh phí mua phân bón chuyên dùng”.

Chính Nghị quyết này đã trở thành động lực, thúc đẩy bà con trong vùng mở rộng diện tích trồng sắn. Có những hộ dân đã mạnh dạn đầu tư hết 100% diện tích đất trong gia đình, từ đó góp phần giúp ổn định vùng sắn nguyên liệu để phục vụ cho chuỗi liên kết.

Ông Nguyễn Nông, một trong những hộ gia đình có diện tích trồng sắn xã Kỳ Trung phấn khởi cho biết: “Có sự tiếp sức của chính sách mới, tôi huy động máy móc và mạnh dạn thuê nhân công để làm hết diện tích, triển khai xuống giống sớm để đảm bảo hàm lượng tinh bột cho sắn thương phẩm; tuân thủ mọi điều kiện về liên kết với doanh nghiệp, phấn đấu có vụ sản xuất thắng lợi nhất”.

Không chỉ riêng Kỳ Trung, mà nhờ chính sách phù hợp của Nghị quyết 105, các xã khác cũng được hưởng lợi. Đặc biệt là xã Kỳ Đồng với thế mạnh về các sản phẩm nông nghiệp đa dạng trên địa bàn.

 

63d4093859t26592l0.jpg
Cây Kiệu của xã Kỳ Đồng được phát triển nhờ Nghị quyết 105. Ảnh: Báo Hà Tĩnh

Ông Trần Văn Nhận - Chủ tịch Hội Nông dân xã Kỳ Đồng cho biết: “Tranh thủ tối đa chính sách hỗ trợ của Nghị quyết 105, xã đã tập trung rà soát, đánh giá kỹ để hỗ trợ đảm bảo đúng đối tượng. Sau khi có danh sách các hộ được thụ hưởng, xã tổ chức chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn, hỗ trợ về kỹ thuật để các mô hình phát triển đúng hướng, phát huy hiệu quả”.

Theo ông Nguyễn Thanh Hải - Phó Chủ tịch UBND huyện Kỳ Anh, trong bối cảnh khó khăn chung, việc Kỳ Anh ban hành được một hệ thống chính sách hỗ trợ khá sâu rộng vào hầu hết các lĩnh vực là một bước đột phá trong đẩy mạnh sản xuất, xây dựng NTM của một địa phương còn nhiều khó khăn.

Quảng Bình: Người dân đồng lòng xây dựng NTM ở xã công giáo miền núi Thanh Thạch

Khác với nhiều địa phương khác, xã Thanh Thạch chỉ mới hoàn thành 14/19 tiêu chí nên không được đánh giá là địa phương tiêu biểu trong thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới.

Tuy nhiên, bằng sự đồng lòng, chung sức của toàn thể người dân ở địa bàn xã miền núi chỉ mới thành lập năm 2003, tất cả đang cùng cố gắng, phấn đấu xây dựng đưa Thanh Thạch đạt NTM, kiến thiết quê hương.

 

images694591_a1__11_.jpg
Người dân xã Thanh Thạch chung tay xây dựng đường giao thông. Ảnh: Báo Quảng Bình

Một người dân trong vùng cho biết, trước đây gia đình anh cũng chỉ chăn nuôi, trồng rừng, nhưng chỉ vài chục con lợn và khoảng 2ha rừng. Nhưng do điều kiện giao thông đi lại khó khăn chính là nguyên nhân khiến cho nhiều hộ dân còn e ngại việc mở rộng đầu tư, phát triển nông nghiệp trên địa bàn.

Nhưng từ ngày thành lập xã Thanh Thạch, hệ thống giao thông, điện đường, trường trạm được đầu tư xây dựng mới. Một số hộ dân đã bắt đầu mạnh dạn đầu tư, phát triển, mở rộng quy mô chăn nuôi để đem lại lợi nhuận cho gia đình mình.

Phó Chủ tịch UBND xã Thanh Thạch Đoàn Xuân Long cho biết, Thanh Thạch được thành lập năm 2003, trên cơ sở chia tách xã Thanh Hóa và có 94% dân số là người công giáo. Trong điều kiện vừa mới thành lập và là một xã miền núi khó khăn, nên Thanh Thạch bắt tay vào xây dựng NTM gần như từ con số không.

“Trong giai đoạn tới, cùng với việc hoàn thành NTM, cấp ủy, chính quyền địa phương lấy mục tiêu nâng cao thu nhập cho người dân là một trong những tiêu chí hết sức quan trọng và là hạt nhân trong quá trình thực hiện mục tiêu NTM. Bởi suy cho cùng mục tiêu của NTM chính là mang lại điều kiện sống, chất lượng sống cao hơn cho người dân. Vì vậy, địa phương sẽ sử dụng tối đa và có hiệu quả các nguồn lực để tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng, đẩy mạnh phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với chuyển dịch cơ cấu lao động. Để phát triển nông nghiệp, Thanh Thạch chủ trương phát triển các gia trại, trang trại; kinh tế vườn, kinh tế trang trại”, Phó Chủ tịch UBND xã Thanh Thạch Đoàn Xuân Long cho hay.

Quảng Trị: Xã Tân Hợp phấn đấu nông thôn mới kiểu mẫu

Chia sẻ về quá trình triển khai xây dựng nông thôn mới tại địa phương, lãnh đạo UBND xã Tân Hợp Trần Vinh cho biết từ năm 2011 đến nay, diện mạo nông thôn trên địa bàn đã có những chuyển biến tích cực, đời sống vật chất, tinh thần của người dân từng bước được nâng lên. Hiện nay, tỉ lệ hộ nghèo trong xã đã giảm xuống còn 1,24%; thu nhập bình quân đạt 44 triệu đồng/người/ năm; 99% đường liên thôn, trục thôn của xã được bê tông hóa; 100% tuyến đường trục xã, trục thôn, ngõ xóm có điện chiếu sáng; 97,7% hộ có nhà tiêu, nhà tắm, bể chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh; 96,5% người dân tham gia bảo hiểm y tế... Có được những kết quả trên là nhờ sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận cao từ phía Nhân dân.

 

cong-lang.jpg
Cổng làng Tân Xuyên. Ảnh: Báo Quảng Trị

Qua triển khai xây dựng đến năm 2015, xã Tân Hợp là xã đầu tiên của huyện Hướng Hóa về đích NTM. Sau khi được công nhận đạt chuẩn NTM, xã Tân Hợp đã không ngừng nỗ lực duy trì nâng cao chất lượng các tiêu chí và xây dựng xã NTM kiểu mẫu giai đoạn 2018 - 2020. Cụ thể, trong năm tỉ trọng dịch vụ, thương mại đạt 47%; nông nghiệp, lâm nghiệp đạt 33%; công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng đạt 20%. Thu nhập bình quân đầu người từ 21 triệu đồng năm 2015 đến năm 2020 tăng lên 44 triệu đồng/người/năm. Hộ nghèo năm 2020 còn 1,24%.

Trong tháng 1/2021, qua kết quả thẩm định thực tế về mức độ đạt chuẩn NTM, xã Tân Hợp mới chỉ đạt 10/12 tiêu chí. Để khắc phục và phấn đấu, hiện xã vẫn tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng, tập trung huy động các nguồn lực để thực hiện đạt tiêu chí về trường học và an ninh trật tự. Quyết tâm trong năm 2021, xã Tân Hợp là xã đầu tiên của huyện Hướng Hoá về đích NTM kiểu mẫu.

 

Công Minh (tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

  • Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Năm 2023 để lại nhiều dấu ấn trong cả sản xuất, chế biến và xuất khẩu nông sản, nhất là đối với hai mặt hàng lúa gạo và rau quả.

Top