Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 20 tháng 4 năm 2024  
Thứ tư, ngày 4 tháng 11 năm 2020 | 21:54

Nên lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia

Thảo luận về các chương trình mục tiêu quốc gia, một số ý kiến đại biểu cho rằng nên lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia để tập trung nguồn lực, giảm đầu mối quản lý.

Hôm nay (4/11), Quốc hội họp phiên toàn thể tại Hội trường tiếp tục nội dung thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước.

 

qh.jpg
Quốc hội thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước.

Thảo luận về các chương trình mục tiêu quốc gia, đại biểu Võ Đình Tín (Đắk Nông) đánh giá Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới, xóa đói giảm nghèo là những chủ trương lớn. Tháng 8/2020, số xã đạt nông thôn mới đạt trên 60%, vượt mục tiêu, 152/664 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới.

Nhiều tiêu chí quan trọng của nông thôn mới đạt những kết quả rất khả quan. Cơ cấu kinh tế nông thôn chuyển biến tích cực. Bộ mặt nông thôn thay đổi. Nguồn lực huy động cho các chương trình mục tiêu quốc gia rất lớn, số hộ nghèo giảm nhanh, giảm đều qua các năm từ gần 10% năm 2015 còn 3,75% năm 2019.  Đây là cố gắng lớn của Đảng, Nhà nước trong thời gian qua.

Tuy nhiên, một số tiêu chí nông thôn mới chưa thực sự phù hợp với thực tiễn, một số chính sách giảm nghèo chưa được các địa phương ưu tiên bố trí nguồn lực…

Đại biểu kiến nghị ban hành chuẩn nghèo mới, thực chất, công khai, minh bạch; rà soát việc triển khai các hợp phần dự án thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia; rà soát, bãi bỏ một số chính sách hỗ trợ mang tính bao cấp; tiếp tục kết nối các vùng, khuyến khích các doanh nghiệp tiếp tục đầu tư vào các vùng khó khăn…

Thảo luận vấn đề này, một số ý kiến đại biểu cho rằng nên lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia để tập trung nguồn lực, giảm đầu mối quản lý. Ngoài ra, các đại biểu cũng tập trung cho ý kiến về các Chương trình sau:

Về Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, có ý kiến đề nghị trong việc phân bổ vốn từ ngân sách Trung ương giai đoạn 2021-2025, cần ưu tiên hệ số hỗ trợ cao hơn đối với các địa phương còn nhiều khó khăn; về xây dựng cơ chế đặc thù đối với các huyện điểm trong xây dựng nông thôn mới.

Về Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, có ý kiến cho rằng cần tiếp tục tích hợp các chính sách hỗ trợ giảm nghèo trong các chính sách phát triển kinh tế - xã hội theo hướng hỗ trợ trực tiếp các chính sách có ảnh hưởng đến an sinh xã hội như giáo dục, y tế, còn lại hỗ trợ bằng hình thức cho vay có hoàn trả; phân cấp mạnh việc tổ chức thực hiện cho địa phương.

Về chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, các ý kiến đại biểu đề nghị cần đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, phổ biến pháp luật nhằm nâng cao nhận thức cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

 

 

D.T
Ý kiến bạn đọc
  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

  • Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Năm 2023 để lại nhiều dấu ấn trong cả sản xuất, chế biến và xuất khẩu nông sản, nhất là đối với hai mặt hàng lúa gạo và rau quả.

Top