Ngành chức năng liên tiếp bắt giữ nhiều thực phẩm không rõ nguồn gốc
Liên tục những ngày qua, hàng loạt vụ thực phẩm "bẩn" bị lực lượng chức năng bắt giữ. Từ bánh, kẹo, nội tạng đông lạnh cho đến hoa quả và thịt cá… chưa khi nào người dân lại phải "đương đầu" với nhiều loại thực phẩm "bẩn" khó kiểm soát như hiện nay.
Hàng trăm hộp bánh trung thu cùng bì lợn, gà đông lạnh
Người tiêu dùng đã từng "tá hỏa" khi ngành chức năng đưa ra cảnh báo về phẩm màu trong hạt dưa, hàn the trong giò, chả… và giờ đây, các chất cấm dùng trong chế biến thực phẩm, đồ ăn ngày càng trở nên đa dạng hơn với nhiều loại độc tố vô cùng nguy hiểm. "Công nghệ" đầu độc, hành vi vi phạm trong chế biến thực phẩm đã được "nâng tầm" về thủ đoạn. Trong khi đó, nhận biết, phát hiện ra các loại chất cấm là thách thức không nhỏ đối với cơ quan chức năng.
Sau thời gian dài trầm lắng do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, thị trường bánh Trung thu năm nay khởi động khá sớm và nhộn nhịp hơn.
Khoảng một tuần trở lại đây, trên các tuyến đường đã được tô điểm bởi sắc màu rực rỡ của các loại đèn lồng, đèn ông sao, cùng nhiều đồ chơi đa dạng mẫu mã. Bên cạnh đó, nhiều gian hàng chuyên kinh doanh bánh trung thu dần "mọc lên". Trên mạng xã hội cũng ngập tràn các bài viết bán mặt hàng này với nhiều mức giá, mẫu mã, hương vị khác nhau.
Tuy nhiên, thị trường cũng tràn lan nhiều bánh trung thu kém chất lượng. Nếu người tiêu dùng không cảnh giác sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân và gia đình.
Thực tế cho thấy các địa phương như Hà Nội, Hà Nam, Vĩnh Phúc… đã phát hiện và thu giữ lượng lớn bánh Trung thu trôi nổi, không đảm bảo an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật.
Tại Bắc Giang, từ đầu tháng 8 đến nay, lực lượng quản lý thị trường (QLTT) liên tiếp phát hiện, xử phạt nhiều đối tượng có hành vi kinh doanh bánh trung thu nhập lậu, kém chất lượng.
Điển hình ngày 31/8 vừa qua, Đội QLTT số 3 - Cục QLTT tỉnh Bắc Giang phối hợp với Phòng Cảnh sát môi trường - Công an tỉnh Bắc Giang tổ chức kiểm tra và phát hiện bà Nguyễn Thị Miền (trú tại phường Mỹ Độ, TP.Bắc Giang) bày bán 2.200 chiếc bánh nướng trung thu loại 40g/chiếc nhưng không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Đội QLTT số 3 đã thiết lập hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính đối với bà Nguyễn Thị Miền số tiền 8 triệu đồng, đồng thời tịch thu toàn bộ số hàng hóa vi phạm trên.
Đáng chú ý, Đội QLTT số 3 phát hiện ông Nguyễn Hồng Phúc (địa chỉ: thị trấn Kép, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang) đang vận chuyển 5.075 chiếc bánh trung thu đi tiêu thụ.
Trong đó có 3.630 chiếc bánh dẻo trung thu loại 45g/chiếc và 1.445 chiếc bánh dẻo trung thu loại 60g/chiếc. Tổng trị giá số hàng hóa là hơn 19 triệu đồng.
Quá trình kiểm tra, ông Phúc không xuất trình được giấy tờ chứng minh nguồn gốc hợp pháp của số hàng hóa, và thừa nhận mua trôi nổi trên thị trường, sau đó mang về bán kiếm lời.
Với hành vi kinh doanh thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ, Đội QLTT số 3 đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Nguyễn Hồng Phúc số tiền 12 triệu đồng. Bên cạnh đó, tịch thu 5.075 chiếc bánh trung thu các loại nêu trên.
Chỉ 2 ngày sau, Đội QLTT số 1 - Cục QLTT tỉnh Bắc Giang phối hợp với Phòng Cảnh sát môi trường - Công an tỉnh Bắc Giang tiến hành khám ô tô tải mang biển kiểm soát 98C-092.62, phát hiện trên xe vận chuyển 5.720 chiếc bánh trung thu vị hoa quả nhãn hiệu JZYUKANG do Trung Quốc sản xuất.
Tại thời điểm kiểm tra, ông Nguyễn Văn Hào (sinh năm 1993, địa chỉ tại xã Xuân Hương, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang) là lái xe kiêm chủ hàng không xuất trình được hóa đơn chứng từ chứng minh tính hợp pháp của số bánh trung thu nêu trên.
Vì vậy, Đội QLTT số 1 đã tiến hành tạm giữ toàn bộ số bánh trung thu để tiếp tục xác minh làm rõ vụ việc.
Mới đây nhất (01/9), tổ tuần tra 282, Công an tỉnh Thanh Hóa đã phát hiện xe ô tô tải biển kiểm soát 38H-01548 đang dừng đỗ giao hàng tại phố Nghĩa Sơn 2, phường Tào Xuyên, TP. Thanh Hóa có nhiều biểu hiện nghi vấn.
Ngay sau đó, với sự phối hợp của Đội Cảnh sát Kinh tế Công an TP. Thanh Hóa và đội Quản lý thị trường số 9, Cục Quản lý thị trường Thanh Hóa, các lực lượng chức năng đã kiểm tra, phát hiện trên xe có chở nhiều loại hàng hóa là thực phẩm bao gồm: 180 kg bì lợn, 145 kg gà nguyên con đông lạnh, 85 kg cánh gà đông lạnh, 60 kg bắp bò đông lạnh, 84 kg chân giò lợn đông lạnh, 30 kg chả cốm đông lạnh và 1 thùng chứa 150 bánh trung thu. Toàn bộ hàng hóa đều không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ và các thông tin về cơ sở sản xuất.
Làm việc với cơ quan chức năng, lái xe Phạm Ngự, trú tại Phường Thạch Hạ, TP Hà Tĩnh khai nhận xe ô tô chở hàng di chuyển từ TP. Hà Nội vào TP. Hà Tĩnh và giao trả hàng tại các địa điểm theo yêu cầu của chủ hàng.
Hiện, các lực lượng chức năng đã thu giữ toàn bộ số hàng hóa vi phạm để xác minh, xử lý theo quy định của pháp luật.
Gần 90 tấn thịt, nội tạng không rõ nguồn gốc sắp chuyển đến bàn ăn
Mới đây, Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Lạng Sơn cho biết đơn vị vừa kiểm tra và phát hiện hơn 86 tấn thực phẩm đông lạnh không rõ nguồn gốc xuất xứ, chủ yếu là nội tạng, da trâu bò, ngựa.
Cụ thể, khi phát hiện 3 xe container có dấu hiệu vận chuyển hàng hóa vi phạm trên Quốc lộ 1A đoạn qua khu vực xã Phú Xá (huyện Cao Lộc), Đội QLTT số 6 - Cục QLTT tỉnh Lạng Sơn và các lực lượng chức năng đã áp tải về Bến xe phía Bắc TP.Lạng Sơn để kiểm tra, làm rõ.
Qua kiểm tra, phát hiện trên rơ moóc có hàng nghìn bao tải dứa, bên chứa các sản phẩm gồm: thịt, nội tạng, da trâu bò, ngựa đông lạnh được đóng gói trong các hộp bìa carton. Mỗi hộp có trọng lượng từ 15 - 25 kg. Ngoài vỏ bao bì không có nhãn mác, thông tin sản phẩm, ngày sản xuất, thời hạn sử dụng theo quy định.
Phải mất 1,5 ngày nỗ lực kiểm đếm, lực lượng chức năng mới thống kê, tổng hợp được toàn bộ hàng hóa vi phạm trên 3 container này.
Theo đó, trong các công hàng có chứa thực phẩm đông lạnh từ bò, ngựa; các sản phẩm từ thịt bò, thịt ngựa như thịt bắp bò, lòng bò, ba chỉ bò, da bò, thịt ngựa, lòng ngựa, thịt đuôi ngựa, dương vật ngựa…với tổng số lượng lên đến hơn 86,3 tấn.
Cục QLTT tỉnh Lạng Sơn đánh giá, đây là số lượng sản phẩm hàng đông lạnh là thịt và nội tạng động vật lớn nhất từ trước đến nay được đơn vị này phát hiện và tạm giữ.
Theo tìm hiểu ban đầu, toàn bộ số hàng trên được vận chuyển bằng xe container theo hướng từ tỉnh Cao Bằng qua Lạng Sơn về các tỉnh phía sau tiêu thụ.
Những người điểu khiển xe container này là lái xe của Công ty TNHH Thương mại vận tải Ngọc Phương (Hải Phòng). Họ được công ty điều động sử dụng xe lên Cao Bằng để thực hiện hợp đồng vận chuyển hàng hóa, và không biết hàng hóa vận chuyển là mặt hàng gì, khi nhận hàng cũng không được nhận hóa đơn, chứng từ hàng hóa kèm theo và không được báo địa điểm trả hàng cụ thể.
Trong quá trình điều tra, làm rõ, lực lượng chức năng đã và đang tìm mọi cách để liên lạc với chủ hàng nhưng vẫn chưa có kết quả. Đội QLTT số 6 đã tiến hành lập biên bản, niêm phong bảo quản và tiếp tục điều tra làm rõ các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.
Hiểm họa không nhìn thấy
Hậu quả nhãn tiền khi sử dụng thực phẩm "bẩn" là những ca ngộ độc đang xảy ra hàng ngày, hàng giờ. Tuy nhiên, tác động của thực phẩm bẩn đối với con người dường như không có giới hạn. Nhiều chuyên gia y tế cho rằng, tình trạng bệnh ung thư gia tăng cũng liên quan đến thực phẩm "bẩn", thực phẩm nhiễm hóa chất…
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vừa đưa ra con số đáng báo động khi số người được chẩn đoán mắc bệnh ung thư trên toàn cầu đã tăng lên đến hơn 14 triệu người/năm. Còn theo số liệu thống kê của Bộ Y tế, hiện cả nước có từ 240-250 nghìn người mắc bệnh ung thư. Trong đó, số mắc mới lên tới 150 nghìn người và 75 nghìn người tử vong/năm. Dự báo con số này còn có xu hướng tăng lên trong thời gian tới.
Theo các chuyên gia trong lĩnh vực này cho rằng, khác với những bệnh truyền nhiễm hay bệnh nhiễm khuẩn khác có thể sớm phát hiện, với ung thư, việc tích lũy bệnh là cả quá trình lâu dài, khó nhận biết. Khi cung cấp vào cơ thể một lượng thực phẩm nhiễm độc thì cũng có nghĩa là phải đối mặt với nguy cơ mắc ung thư. Điều đáng lo ngại là mầm bệnh có thể âm ỉ trong một tháng, một năm hay vài năm sau mới phát hiện ra. "Hiện nay, 30% tỷ lệ mắc ung thư là do sử dụng thực phẩm "bẩn". Những loại ung thư dễ mắc do sử dụng thực phẩm chứa độc tố, đó là ung thư dạ dày, ung thư đại tràng, ung thư gan…".
Mới đây, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá Lê Đức Giang ký quyết định xử phạt hơn 400 triệu đồng đối với Công ty TNHH Thương mại Song Dương (gọi tắt Công ty Song Đương) do trang trại lợn của công ty này vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Ngày 22/10/2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 135/2024/NĐ-CP quy định cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ.
Gỗ xử lý tịch thu không còn hợp pháp là một trong những điều chỉnh được quy định tại Nghị định 120/NĐ-CP vừa được Chính phủ ban hành hôm 30/9 khi sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 102/2020/NĐ-CP.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.
Ông Lê Đức Giang, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ký văn bản chấn chỉnh thực hiện dự án nạo vét lòng hồ Khe Trầu (phường Trúc Lâm, TX Nghi Sơn), sau phản ánh của Tạp chí Kinh tế nông thôn.
Liên quan đến trang trại tổng hợp gây ô nhiễm môi trường ở xã Thăng Bình, UBND huyện Nông Cống (Thanh Hoá) yêu cầu chủ trang trại dừng nuôi lợn, hoàn thiện hồ sơ cấp phép môi trường và hoàn thiện các hạng mục, công trình xây dựng phục vụ hoạt động sản xuất theo đúng quy định.