Những năm qua, mặc dù gặp nhiều khó khăn, nhưng với sự nỗ lực chung của toàn ngành, ngành Y tế tỉnh Hòa Bình đã hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ người dân.
Nâng cao chất lượng toàn hệ thống
Ông Trần Quang Khánh, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Hòa Bình, cho biết: Ngành Y tế tỉnh quyết tâm đổi mới, nâng cao chất lượng y tế trên toàn hệ thống, xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, phát triển đồng bộ hạ tầng, mua sắm trang thiết bị hiện đại, chuẩn bị tốt nguồn nhân lực và triển khai nhiều kỹ thuật mới, dịch vụ kỹ thuật chuyên sâu trong khám, chữa bệnh (KCB)...
Đặc biệt, thường xuyên đào tạo, tập huấn, nâng cao, bồi dưỡng kiến thức, trình độ chuyên môn cho cán bộ y tế; tiếp nhận và xử lý những ý kiến phản ánh của người dân về chất lượng dịch vụ qua đường dây nóng, “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh”.
Việc sáp nhập các trung tâm dự phòng tuyến tỉnh trở thành Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh; hợp nhất các Trung tâm y tế và bệnh viện tuyến huyện thành Trung tâm y tế đa chức năng trực tiếp quản lý trạm y tế xã nhằm tinh gọn bộ máy, thống nhất điều hành, chỉ đạo tuyến, tránh chồng chéo, huy động tối đa nhân lực cho hoạt động KCB, phòng chống dịch bệnh.
Theo đó, về công tác chuyên môn, đã tăng cường áp dụng chuyên môn kỹ thuật mới vào công tác chẩn đoán và điều trị, kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền; sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, đảm bảo quy chế khám bệnh, chẩn đoán và kê đơn. Một số kỹ thuật mới, kỹ thuật vượt tuyến đã được triển khai áp dụng tại Bệnh viện đa khoa tỉnh như: Tán sỏi ngoài cơ thể; Phẫu thuật cắt dạ dày nội soi; Phẫu thuật cắt u tủy cổ - tủy sống; Phẫu thuật cắt đại trực tràng qua nội soi; Phẫu thuật nội soi tái tạo dây chằng chéo khớp gối; Phẫu thuật thay khớp háng, khớp gối…, giúp cho người bệnh được điều trị tại tỉnh không phải chuyển tuyến, giảm chi phí, giảm gánh nặng kinh tế cho gia đình người bệnh.
Ngoài ra, các cơ sở y tế đều xác định sự hài lòng của bệnh nhân là mục tiêu và động lực để tồn tại và phát triển nên thường xuyên rà soát, cắt giảm thủ tục hành chính; ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, KCB và thanh toán chi phí KCB; tăng cường kiểm tra, thanh tra việc chấp hành các quy định pháp luật về KCB, dược và an toàn thực phẩm…
Cùng với đó, tỉnh tiếp tục tập trung nâng cao hiệu quả các hoạt động y tế dự phòng; nâng cao hiệu quả hoạt động y tế tại tuyến cơ sở, triển khai rộng mô hình chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân theo nguyên lý y học gia đình. Thực hiện tốt công tác quản lý, phòng ngừa và điều trị các bệnh không lây nhiễm, bệnh mãn tính; các dự án chương trình mục tiêu quốc gia về Y tế - Dân số. Tăng cường kiểm tra giám sát, chủ động phòng chống dịch bệnh, đặc biệt là dịch bệnh nguy hiểm và mới nổi, xử lý kịp thời các ca bệnh, không để dịch bệnh lớn xảy ra. Đồng thời, đa dạng hóa các loại hình tuyên truyền giáo dục sức khỏe, phù hợp với từng đối tượng, để người dân tự nguyện tham gia vào công tác chăm sóc sức khỏe cho bản thân, gia đình và xã hội.
Thành lập các đội phản ứng nhanh
Trao đổi về công tác phòng chống dịch bệnh, ông Kiều Đình Vì, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hòa Hòa Bình, chia sẻ: Dưới sự chỉ đạo của Sở Y tế, trong tình hình hiện nay, ngay khi có thông tin về dịch Covid-19, Trung tâm đã thành lập các đội phản ứng nhanh, tập huấn chuyên môn cho cán bộ làm công tác phòng chống dịch trên địa bàn toàn tỉnh, lên kế hoạch đề ra các tình huống theo từng cấp độ để xử lý; lập kế hoạch dự trù, chuẩn bị kinh phí vật tư, trang thiết bị hóa chất, phương tiện… thực hiện tốt công tác phòng chống nhiễm khuẩn.
Tổ chức tuyên truyền người dân qua nhiều hình thức phù hợp với thực tế địa phương; hoàn thành công tác phun khử khuẩn tại tất cả các trường học và cơ sở y tế…
Chỉ đạo các trung tâm y tế huyện/thành phố giám sát, nắm bắt tình hình dịch bệnh và báo cáo thường xuyên, thường trực 24/24 giờ để xử lý các tình huống.
Thời điểm hiện tại, Hòa Bình chưa có trường hợp nào dương tính với Covid - 19.
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.