Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ hai, ngày 25 tháng 11 năm 2024  
Thứ ba, ngày 19 tháng 9 năm 2017 | 2:0

Ngày mới ở địa danh lịch sử Kim Bình

Kim Bình (Chiêm Hóa - Tuyên Quang) là vùng đất giàu truyền thống cách mạng,  được Đảng, Bác Hồ chọn là nơi tổ chức Đại hội lần thứ II của Đảng. Tại đại hội này, Đảng đã chỉ rõ đường lối cho cuộc kháng chiến chống Pháp. Phát huy truyền thống đó, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Kim Bình đã có nhiều nỗ lực trong phát triển kinh tế - xã hội, và gặt hái được nhiều thành quả, đặc biệt nhất là hoàn thành 19/19 tiêu chí NTM vào tháng 8/2015.

Đường bê tông nông thôn ở xã Kim Bình.

Ông Đào Ngọc Vang, Chủ tịch UBND xã, cho biết, chặng đường 6 năm XDNTM đã cho thấy sức mạnh của tinh thần đoàn kết, của sự đồng thuận lớn đến độ nào, nó đã giúp Kim Bình từ xã miền núi có xuất phát điểm thấp (thời điểm bắt đầu triển khai XDNTM năm 2011, xã mới đạt 4/19 tiêu chí, tỷ lệ hộ nghèo chiếm tới 55,27%, thu nhập bình quân chỉ 9,6 triệu đồng/người/năm, phát triển kinh tế còn hạn chế) đã cán đích NTM ngoạn mục chỉ sau hơn 4 năm.

Để đạt được kết quả đó, ngay từ đầu, xã đã triển khai chương trình một cách bài bản. Theo đó, xã thành lập Ban chỉ đạo chương trình, các thôn đều thành lập Ban phát triển thôn, Đảng ủy xã ban hành Nghị quyết số 12-NQ/ĐU ngày 15/02/2011 về chủ trương XDNTM giai đoạn 2011 - 2015, định hướng đến năm 2020. Từ nghị quyết này, UBND xã ban hành Kế hoạch hành động số 28/KH-UBND ngày 28/9/2012; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã và các đoàn thể cũng xây dựng kế hoạch tuyên truyền phù hợp để người dân hiểu quyền lợi và trách nhiệm của mình trong chương trình.

Với cách làm bài bản, Kim Bình đã nhanh chóng gặt hái được những thành tích đáng khích lệ, diện mạo nông thôn thay đổi nhanh chóng. Với sự hỗ trợ của tỉnh về xi măng, ống cống, 7 năm qua, xã đã nhựa hóa, bê tông hóa được 57,73km đường các loại; 13/13 thôn có đường ô tô đi lại đến khu dân cư; đã tổ chức cải tạo, nâng cấp 1 hồ chứa và xây mới 2,885km kênh mương bê tông, nâng tổng chiều dài kênh mương được kiên cố hóa lên 39,18km. Đến nay, 98,31% số hộ đã được sử dụng điện an toàn; 92,3% số hộ được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh; cả ba trường học đều được công nhận đạt chuẩn quốc gia mức độ 1. Ngoài ra, xã đã đầu tư 4.0954,5 triệu đồng xây dựng mới nhà văn hóa với tổng diện tích 2.186m2; đầu tư xây dựng 10 nhà văn hóa thôn, sửa chữa 2 nhà văn hóa. Tổng nguồn vốn đầu tư XDNTM trong cả giai đoạn đạt 101.593,6 triệu đồng, trong đó vốn nhân dân đóng góp 23.930 triệu đồng.

Theo ông Vang, cái được lớn nhất mà Chương trình XDNTM mang lại là, đã giúp người dân thay đổi tư duy sản xuất, từ chỗ nhỏ lẻ, manh mún hướng đến các mô hình sản xuất hàng hóa. Để đạt được điều đó, chính quyền xã đã huy động các nguồn lực để triển khai thực hiện 58 dự án chăn nuôi lợn thịt và lợn nái sinh sản, tổng số 577 con; hỗ trợ chăn nuôi trâu 56 con; hỗ trợ hợp tác xã nông nghiệp thực hiện dự án sản xuất kinh doanh mắm cá chép ruộng Cổ Linh; triển khai mô hình nuôi gà an toàn sinh học tại 13 thôn, tổng số 32.350 con; thực hiện mô hình trồng rau an toàn tại thôn Đồng Cột, Đồng Ẻn,… Đến nay, tổng sản lượng lương thực của xã đạt 2.637 tấn, bình quân lương thực 500kg/người/năm. Một số ngành nghề tiểu thủ công nghiệp phát triển như chế biến nông, lâm sản; sản xuất gạch không nung; gia công cơ khí;… Nhờ đẩy mạnh các lĩnh vực phát triển kinh tế, thu nhập bình quân của xã đã đạt 24 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 11,98% vào cuối năm 2016.

“Tôi nhận thấy bài học kinh nghiệm lớn nhất để đạt được thành công là phải có sự lãnh, chỉ đạo sâu sát của Đảng ủy, sự điều hành của chính quyền; phải chủ động lựa chọn, xác định các tiêu chí ưu tiên thực hiện; phát huy tốt quyền làm chủ của nhân dân; mọi khoản đóng góp, quyền lợi, nghĩa vụ phải được công khai, minh bạch trước nhân dân”, ông Vang nói.

Chưa hài lòng với kết quả đạt được, ông Vang nhấn mạnh: “Tuy xã đã hoàn thành XDNTM nhưng cần phải tiếp tục bảo vệ, duy trì, giữ vững, nâng cao các tiêu chí.  Kim Bình sẽ tiếp tục huy động, lồng ghép mọi nguồn lực để nâng cấp, hoàn thiện hệ thống hạ tầng, tạo điều kiện cho người dân phát triển kinh tế; xây dựng các mô hình sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao”.

Ông Vang cũng mong huyện, tỉnh tiếp tục dành nhiều ưu tiên cho địa phương để duy trì, phát triển các tiêu chí NTM đã đạt; hỗ trợ nguồn phát triển sản xuất để người dân thực hiện tốt hơn tiêu chí tổ chức sản xuất và phát triển kinh tế du lịch, các ngành nghề dịch vụ.

Kiều Thủy 

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.

  • “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.

  • Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.

Top