Tuy chưa có bất cứ giấy tờ, thủ tục gì nhưng Trạm trộn Bê tông Phủ Quỳ (xã Đồng Hợp, huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An) vẫn ngang nhiên hoạt động khiến dư luận bức xúc.
Theo phản ánh của người dân, phóng viên Báo Kinh tế nông thôn đã về xã Đồng Hợp để tìm hiểu thực hư. Thực tế thấy, tại khu vực tập trung những cơ sở chế biến đá trắng thuộc xóm Đồng Sòng, xã Đồng Hợp, hiện đang mọc lên một trạm trộn bê tông trên mặt bằng rộng khoảng 1ha.
Quan quan sát của phóng viên, trạm trộn bê tông đã được xây dựng xong và bắt đầu đi vào hoạt động. Thời điểm phóng viên có mặt chiều 14/11, tại trạm trộn này đang tiến hành pha trộn với xe hổ vồ chở đất cát, 3 xe bồn liên tục ra vào “ăn” bê tông tươi.
Qua tìm hiểu của phóng viên, phần đất doanh nghiệp đang xây dựng trạm trộn bê tông trước đây thuộc một doanh nghiệp ở huyện Diễn Châu (Nghệ An). Sau đó, diện tích đất này được chuyển nhượng cho Công ty Long Anh (một doanh nghiệp khai thác, chế biến đá trắng ở huyện Quỳ Hợp). Trong khi đó, đơn vị xây dựng trạm trộn bê tông ở đây là một doanh nghiệp bê tông Phủ Quỳ (đóng ở huyện Nghĩa Đàn, Nghệ An).
Trạm trộn bê tông không phép nhìn từ Quốc lộ 48 nhưng các cơ quan chức năng vẫn không hề hay biết? Ảnh Duy Ngợi.
Liên hệ với ông Trần Xuân Lục, Chủ tịch UBND xã Đồng Hợp thì vị này khẳng định trạm trộn bê tông trên đã hoàn thiện các thủ tục, giấy phép. Cái đó của Công ty Long Anh?
Phóng viên hỏi thêm không hiểu sao các doanh nghiệp, người dân xung quanh trạm trộn bê tông đang hoạt động khẳng định là công trình này chưa có phép, ông Lục nhấn mạnh: “Cái đó nằm trong quy hoạch khu công nghiệp, có thủ tục thuê đất của tỉnh rồi?!”.
Tuy nhiên, đem vấn đề trạm trộn bê tông xây dựng ở xã Đồng Hợp, một cán bộ Thanh tra Sở Xây dựng Nghệ An tỏ ra ngạc nhiên và khẳng định hiện trên địa bàn huyện Quỳ Hợp chưa có bất cứ trạm trộn bê tông nào được cấp phép. Nếu có thì bên Sở Xây dựng phải nắm rõ.
Trong khi đó, khi được hỏi về vấn đề này, ông Lê Sỹ Hào, Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Quỳ Hợp thì vị này tỏ ra rất bất ngờ: Trạm bê tông ư, mần chi (làm gì – PV) có trạm trộn bê tông”.
Đề cập đến vấn đề này, ông Kim Thành Xuyên, Trưởng phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Quỳ Hợp cũng khẳng định: “Tôi không nắm được nội dung đó, tôi không thấy họ làm bất cứ thủ tục gì ở đây cả. Cái đó anh nên hỏi qua xã. Còn về việc cấp phép thì mần chi có”.
Được biết, để có thể xây dựng được trạm trộn bê tông, doanh nghiệp phải hoàn thành giấy phép xây dựng, báo cáo đánh giá tác động môi trường, thủ tục thuê đất, kiểm định cân đo và được sự đồng thuận của người dân sống trong khu vực.
Thêm nữa, sau trạm trộn bê tông Phủ Qùy đang hoạt động có một con mương nhỏ dẫn nước thải từ cụm công nghiệp ra con suối cách đó không xa. Do đó, khi chưa có bất cứ giấy phép xây dựng và đánh giá tác động môi trường, không ai dám chắc là trạm trộn bê tông này có gây ô nhiễm môi trường?
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.