Nghệ An: Vàng tặc 'bức tử' khe Tà Sỏi, chính quyền bất lực?
Thời gian gần đây, dòng khe Tạ Sỏi, xã Châu Hạnh (Quỳ Châu - Nghệ An) bị nhuốm màu vàng đặc quánh bởi nạn khai thác vàng chui nơi đầu nguồn.
Vàng tặc “bức tử” dòng Tạ Sỏi
Những ngày cuối tháng 12, đi qua cầu Tạ Sỏi trên Quốc lộ 48, xã Châu Hạnh (huyện Qùy Châu), nhiều người không khỏi ngạc nhiên bởi dòng nước trong xanh ngày nào chảy qua bản làng bị nhuốm màu vàng đặc quánh.
Theo người dân địa phương, nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên là vì ở phía thượng nguồn hiện có một nhóm người đang khai thác vàng chui. “Trước đây, khe Tạ Sỏi nước trong veo, cá cua rất nhiều. Nhưng từ khi phía thượng nguồn họ đưa máy móc vào đãi vàng, dòng khe này nước thường xuyên đục ngầu khiến không con gì sống được. Người dân trong bản cũng không dám lấy nước khe để giặt giũ, tắm rửa gì nữa”, anh Lô Văn Hà, một người dân địa phương bức xúc nói.
Để rõ thực hư, phóng viên men theo khe Tạ Sỏi lên phía thượng nguồn tiếp cận nơi khai thác vàng trái phép. Dọc khe Tạ Sỏi, không chỉ dòng nước bị nhuốm màu vàng mà lượng bùn đất tích tụ cũng cung số phận. Phải mất gần 2 tiếng đồng hồ băng rừng, vượt núi phóng viên mới tiếp cận được vị trí khai thác vàng trái phép nằm sát một ngọn núi đá vôi không tên.
Tại đây, cách vị trí khai thác vàng trái phép khoảng 100m về phía hạ nguồn, những dòng bùn thải đặc quánh nhuốm vàng cả một vùng rộng lớn hàng trăm mét vuông. Từ đây ngước mắt nhìn lên, những lều, lán trại của nhóm khai thác vàng thổ phỉ được dựng cheo leo bên sườn núi.
Tại khu vực này, từng mạn đồi bị xói thành dòng sâu hoắm bởi nạn khai thác vàng trái phép. Không những thế, nhóm làm vàng thổ phỉ còn ngang nhiên đưa cả máy móc, phương tiện vào phục vụ việc đãi vàng.
Thời điểm phóng viên có mặt, dưới túp lều dựng cheo leo bên sườn núi xuất hiện 2 cỗ máy cùng băng chuyền để lọc, đãi vàng. Xung quanh là đường ống dẫn nước bằng nhựa được đưa từ trên thượng nguồn xuống. Tại hiện trường, dù nhóm vàng thổ phỉ đã tạm nghỉ nhưng vẫn còn một chiếc bạt chứa nước màu đất đặc quánh. Cùng với đó, băng chuyền đãi vàng vẫn còn nước và bùn đất ứ đọng chứng tỏ việc đãi vàng trái phép vừa diễn ra chưa lâu.
Bùn đất đặc quánh, đỏ quạnh ngay dưới vị trí khai thác vàng trái phép. Ảnh Duy Ngợi
Giáp mặt nhóm làm vàng thổ phỉ
Cách vị trí lều đãi vàng chừng 30m, một khu lều tạm làm nơi ăn, chốn ở của nhóm vàng thổ phỉ hiện có 2 người đang sinh sống. Thấy người lạ vào, 2 người này tỏ vẻ dè dặt, thận trọng. Cả hai càng ngạc nhiên hơn khi thấy phóng viên một thân một mình dám cả gan đi vào "lãnh địa" khai thác vàng thổ phỉ.
Sau một hồi tỉ tê, phóng viên được biết một trong 2 người chính là chủ của khu vực khai thác vàng chui này. Chủ của bãi vàng thổ phỉ tên Thái có dáng người nhỏ thó, tuổi ngoài 50 ở thị trấn Tân Lạc, huyện Quỳ Châu (Nghệ An).
Theo người đàn ông này, việc khai thác vàng chui ở khu vực này diễn ra cũng khá lâu. Công việc chính của nhóm người này là làm rừng và họ lấy lý do làm vàng thổ phỉ và có xin chính quyền, công an đưa máy vào làm vàng để kiếm thêm. “Sống ở rừng, ngoài rừng ra không biết làm gì nên nên anh em tranh thủ kiếm thêm con cá, con mắm”, người đàn ông tên Thái chia sẻ.
Ban đầu, người đàn ông tên Thái còn phủ nhận việc khai thác vàng khiến nước khe Tạ Sỏi đổi màu. Sau đó, người đàn ông này thừa nhận: “Nói thật với chú khi sáng tụi anh cũng có làm tý”.
Khi hỏi làm vàng chui ở đây công an và chính quyền có vào kiểm tra, người đàn ông tên Thái thẳng thắn nói: “Họ vô suốt. Hình như tháng mô cũng có”.
Trao đổi về tình trạng khai thác vàng trái phép ở thượng nguồn khe Tạ Sỏi, ông Lô Thanh Sơn, Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Quỳ Châu, cho biết: “Chỗ đó thuộc địa phận xã Châu Hạnh quản lý. Thỉnh thoảng vẫn có người dân vào khai thác vàng thổ phỉ ở trong khu vực đó. Ở ngoài này thấy nước đục thì phía trong chắc chắn họ làm vàng”.
Khi được hỏi về trách nhiệm của phòng trong việc để xảy ra khai thác vàng trái phép, ông Sơn nói: “Khi nào phát hiện, phía phòng cũng chỉ đạo xã Châu Hạnh xử lý”.
Trong khi đó, ông Sầm Văn Thiết, Chủ tịch UBND xã Châu Hạnh lại cho rằng: “Vị trí khai thác vàng ở trong khe Tạ Sỏi không phải quy mô lớn, lâu lâu họ chỉ vô chọt chọt vậy thôi. Phía xã không những đã đẩy đuổi mà còn tịch thu máy móc đưa về xã nhưng không xử lý được”.
Liên quan đến động thái của địa phương trong việc xử lý khai thác vàng trái phép, Chủ tịch UNND xã Châu Hạnh nói: “Xã cũng đã lập hồ sơ nhưng theo quy định về hành vi xử lý khai thác vàng trái phép thì phải xử phạt mấy chục triệu đó là thuộc thẩm quyền của huyện. Sau đó, xã lập biên bản khai thác vật liệu không dùng chất nổ để vừa đúng thẩm quyền xử phạt của xã nhưng cũng không làm được. Cuối cùng cũng phải trả máy cho họ. Do vậy chúng tôi vẫn chưa xử lý được”.
Báo Kinh tế nông thôn tiếp tục thông tin với bạn đọc về vụ việc trên.
Mới đây, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá Lê Đức Giang ký quyết định xử phạt hơn 400 triệu đồng đối với Công ty TNHH Thương mại Song Dương (gọi tắt Công ty Song Đương) do trang trại lợn của công ty này vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Ngày 22/10/2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 135/2024/NĐ-CP quy định cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ.
Gỗ xử lý tịch thu không còn hợp pháp là một trong những điều chỉnh được quy định tại Nghị định 120/NĐ-CP vừa được Chính phủ ban hành hôm 30/9 khi sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 102/2020/NĐ-CP.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.
Ông Lê Đức Giang, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ký văn bản chấn chỉnh thực hiện dự án nạo vét lòng hồ Khe Trầu (phường Trúc Lâm, TX Nghi Sơn), sau phản ánh của Tạp chí Kinh tế nông thôn.
Liên quan đến trang trại tổng hợp gây ô nhiễm môi trường ở xã Thăng Bình, UBND huyện Nông Cống (Thanh Hoá) yêu cầu chủ trang trại dừng nuôi lợn, hoàn thiện hồ sơ cấp phép môi trường và hoàn thiện các hạng mục, công trình xây dựng phục vụ hoạt động sản xuất theo đúng quy định.