Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 28 tháng 3 năm 2024  
Thứ tư, ngày 4 tháng 5 năm 2016 | 2:28

Nghi Phú, XDNTM gắn với phát triển kinh tế đúng hướng

Sau 5 năm XDNTM, diện mạo xã Nghi Phú (TP.Vinh - Nghệ An) đã có sự đổi thay đáng kể.

Trong đó, việc XDNTM gắn liền với phát triển kinh tế đúng hướng đã góp phần thay đổi bộ mặt, từng bước nâng cao đời sống cho người dân. Những năm qua, kinh tế của xã phát triển tương đối toàn diện, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng cao tỷ trọng xây dựng và thương mại dịch vụ.

Người dân tham gia hoàn thiện các công trình hạ tầng.

Về sản xuất nông nghiệp, năm 2015, tổng sản lượng quy thóc ước đạt 1.639 tấn, giá trị sản xuất đạt 5,5 tỷ đồng. Số lượng đàn gia súc, gia cầm tăng, với 457 con trâu, bò; 911 con lợn và 24.000 con gia cầm, giá trị chăn nuôi ước đạt 8,5 tỷ đồng. Xã cũng hướng dẫn bà con chuyển đổi cơ cấu cây trồng - vật nuôi có giá trị kinh tế cao, phù hợp với điều kiện khí hậu,  thổ nhưỡng của địa phương.

Trong năm 2015, các loại hình dịch vụ trên địa bàn­ xã phát triển mạnh, đặc biệt là, từ khi Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nghệ An chuyển về hoạt động trên địa bàn xã đã tạo thêm việc làm cho nhân dân địa phương nhờ triển khai kinh doanh dịch vụ, góp phần tăng thu nhập, phát triển kinh tế gia đình.

Trao đổi với chúng tôi, ông Hoàng Thanh Tùng, Chủ tịch UBND xã, cho biết: Dù vẫn còn những hạn chế, khó khăn nhưng với sự quyết tâm của Đảng bộ, chính quyền, sự đồng lòng của nhân dân, bộ mặt NTM của Nghi Phú đang khởi sắc từng ngày. Năm 2016, xã tiếp tục tập trung đề án phát triển kinh tế nhằm phát huy nội lực, khắc phục khó khăn, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã­  hội. Xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập cho người dân được xem là nhiệm vụ then chốt.

Với những cách làm hay, giải pháp hợp lý và sự đồng thuận của nhân dân, chắc chắn trong thời gian tới, xã Nghi Phú sẽ phát triển toàn diện và bền vững hơn.

Hoa Thiên

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

  • Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Năm 2023 để lại nhiều dấu ấn trong cả sản xuất, chế biến và xuất khẩu nông sản, nhất là đối với hai mặt hàng lúa gạo và rau quả.

Top