Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 25 tháng 4 năm 2024  
Thứ ba, ngày 2 tháng 2 năm 2016 | 3:59

Nghĩa Hồ đắp thêm niềm vui cho quê hương vải thiều

Thời gian qua, với sự cố gắng của chính quyền và nhân dân, xã Nghĩa Hồ đã trở thành địa phương đầu tiên của huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) cán đích NTM.

Giao thông xóm ngõ ở Nghĩa Hồ.

Nghĩa Hồ là xã trung du, nằm ở phía Đông Bắc huyện Lục Ngạn; địa hình chủ yếu là gò đồi thấp, phù hợp với việc trồng cây ăn quả; hệ thống sông ngòi, ao hồ đủ đáp ứng nhu cầu tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp. Xã có tổng diện tích tự nhiên 1013,28ha, trong đó đất nông nghiệp là 224,96ha. Nghĩa Hồ có 11 thôn với 1.643 hộ (6.822 khẩu), với 8 dân tộc anh em cùng chung sống, dân tộc thiểu số chiếm 48%. Hết năm 2015, thu nhập bình quân của xã đạt 46,8 triệu đồng/người; tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới là 1,35%.

Trong XDNTM, Nghĩa Hồ đã đạt 19/19 tiêu chí, được Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang ký Quyết định số 1457/QĐ-UBND ngày 29/10/2015, công nhận xã đạt chuẩn NTM năm 2015.

Ông Trần Quốc Hữu, Chủ tịch UBND xã, cho biết: “Có được niềm vui như hôm nay chính nhờ sự chung sức, đồng lòng của cán bộ, đảng viên và nhân dân; bên cạnh đó còn có sự quan tâm, chỉ đạo từ tỉnh tới huyện và sự giúp đỡ đầy trách nhiệm của các ban ngành, đoàn thể. Mặt khác, chúng tôi coi XDNTM là nhiệm vụ lớn, nhiệm vụ tổng thể nên thực hiện rất nghiêm túc các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của các cấp một cách kịp thời, đầy đủ. Ngay từ ngày đầu, sau khi Quyết định số 1234/QĐ-UBND ngày 23/5/2011 của Chủ tịch UBND huyện Lục Ngạn về việc phê duyệt quy hoạch XDNTM xã Nghĩa Hồ, chúng tôi đã nhanh chóng kiện toàn Ban quản lý XDNTM xã, thành lập đầy đủ Ban phát triển các thôn. Công tác thông tin, tuyên truyền được triển khai sâu rộng, đa dạng, phong phú, bằng nhiều hình thức nên từ cán bộ tới người dân đều hiểu nhanh, hiểu đúng về chương trình. Bởi vậy, các phong trào hiến đất làm đường, hiến ruộng làm mương được nhân dân Nghĩa Hồ ủng hộ rất cao, đã có 21 hộ tự nguyện hiến gần 1.000m2 đất, phá hơn 100m tường bao, chặt bỏ gần 30 cây vải thiều và một số công trình khác  để tạo mặt bằng phục vụ thi công các công trình. Tới nay, số tiền toàn dân đóng góp để XDNTM lên tới gần 12 tỷ đồng, trong đó tiền mặt gần 9 tỷ đồng, còn lại là ngày công lao động.

Ngoài ra, chúng tôi đã vận động nhân dân chỉnh trang nhà ở sao cho làng xóm khang trang. Nhân dân đã xây mới 163 nhà, trị giá trên 120 tỷ đồng; xây công trình phụ và sửa chữa nhà ở là 214 công trình với tổng số tiền hơn 22 tỷ đồng”.

Chia sẻ về mục tiêu của xã trong thời gian tiếp theo, ông Hữu cho biết: “Chúng tôi sẽ tiếp tục củng cố và hoàn thiện các tiêu chí, vận động nhân dân đẩy mạnh phát triển kinh tế, mạnh dạn đưa tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nhằm nâng cao thu nhập cho người dân; giữ vững và phát huy hơn nữa tinh thần đoàn kết ở tất cả các cấp, ngành, các thôn xóm  bởi đó chính là sức mạnh để Nghĩa Hồ vươn lên”.

Từ niềm vui của Nghĩa Hồ, tin tưởng rằng, nhiều xã trên địa bàn Lục Ngạn sẽ có thêm động lực để đẩy mạnh công cuộc XDNTM.

Đình Hợi

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Theo vòng quay của thời gian, lại một tháng Tư nữa lại về! Tháng Tư về, nhiều khoảnh khắc thiên nhiên tươi đẹp đọng lại trong mỗi người khi mùa Xuân sắp qua đi, nhường chỗ cho mùa Hè tràn ngập ánh vàng lấp lánh của nắng, sắc trắng mong manh của hoa loa kèn có mặt ở mọi nẻo đường, nhiều góc phố Thủ đô yêu dấu.

  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

Top