Sự sinh trưởng, phát triển của cây trồng, năng suất và chất lượng sản phẩm chịu tác động của rất nhiều yếu tố như đất đai, phân bón, thời tiết, nước tưới, sâu bệnh, giống,… Trong đó, phân bón được xem là một trong những yếu tố quan trọng nhất và mang tính quyết định. Từ xưa, ông cha ta đã có câu: “Nhất nước, Nhì phân...”.
Phát triển kinh tế tuần hoàn trở thành xu hướng của các quốc gia, nhất là khi nguồn tài nguyên trên thế giới ngày càng cạn kiệt, giúp giải quyết bài toán giữa lợi ích kinh tế và môi trường. Kinh tế tuần hoàn cũng chính là chìa khóa để giải bài toán làm thế nào sử dụng ít tài nguyên thiên nhiên nhất, ít nguyên vật liệu nhất nhưng lại sản xuất ra nhiều sản phẩm nhất, đồng thời lại là các sản phẩm thân thiện môi trường.
Một trong những nội dung trọng tâm được Chính phủ đề ra tại Nghị quyết về thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2024 là tiếp tục phát triển ngành nông nghiệp Việt Nam theo cơ chế tuần hoàn, tiết kiệm, hiệu quả, an toàn cho môi trường, tăng vị thế cạnh tranh trên thị trường thế giới.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang nhấn mạnh "chúng ta sẽ thất bại nếu các doanh nghiệp tham gia Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao bằng cách riêng, không giống ai của mình, không có sự tuân thủ và phối hợp". Bên cạnh đó, phải lồng ghép tốt các chương trình để tạo sức mạnh tổng hợp mới có thể cùng thắng.
Phát triển năng lượng tái tạo kết hợp với sản xuất nông nghiệp đang dần trở nên phổ biến tại Đồng bằng sông Cửu Long. Riêng tại Bạc Liêu, một địa phương đang phấn đấu trở thành trung tâm ngành công nghiệp tôm cả nước thì việc ứng dụng năng lượng tái tạo vào nuôi tôm là một trong những mô hình được nhiều hộ nuôi tôm trên địa bàn quan tâm triển khai.
Trước đòi hỏi của quá trình phát triển, quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng, làm phá vỡ cấu trúc kinh tế - xã hội cũ và xuất hiện quan hệ kinh tế - xã hội mới. Quá trình này một mặt làm biến đổi các hoạt động sinh kế truyền thống của người nông dân, mặt khác cũng làm xuất hiện những hoạt động sinh kế mới. Điều này vừa tạo thời cơ, đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức đối với việc bảo đảm sinh kế bền vững cho người nông dân hiện nay.
Sản xuất lươn giống bằng cách “ép đẻ trứng” được áp dụng từ năm 2013 đến nay, nhiều nông dân ở xã Mỹ Lộc (Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long) thu lời hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Kỹ thuật này không những giúp bà con giảm chi phí đầu tư con giống, tạo thêm nguồn thu nhập mà còn mở ra một hướng đi mới trong phát triển nuôi thủy sản hướng bền vững tại địa phương.