Người dân, chính quyền xã Lưu Vĩnh Sơn (Thạch Hà - Hà Tĩnh) đều tin tưởng vào cuộc “cách mạng” thay đổi tư duy trong sản xuất nông nghiệp bởi cách làm mới sẽ thay đổi hoàn toàn lối sản xuất manh mún, mở ra triển vọng sản xuất hàng hóa.
Dồn điền đổi thửa, sản xuất cánh đồng mẫu lớn
Có 154 hộ dân ở Lưu Vĩnh Sơn vừa quyết định cho HTX Dịch vụ nông nghiệp Bắc Sơn thuê 27,9ha đất trong 5 năm với giá 60 kg thóc/sào/năm để HTX xây dựng cánh đồng mẫu lớn.
Chủ tịch UBND xã Lưu Vĩnh Sơn Dương Anh Dũng cho biết: “Một trong những lí do khiến năng suất trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là trồng lúa, chưa đạt được hiệu quả như mong muốn là đồng ruộng manh mún, giá trị sản phẩm tạo ra chưa lớn do chi phí nhân công lao động và các chi phí khác khá cao. Vì vậy, khi HTX Bắc Sơn có nhu cầu thuê đất sản xuất của dân để tập trung đất sản xuất quy mô lớn, chính quyền đã vào cuộc nắm bắt tình hình. Trên cơ sở tuyên truyền chủ trương, người dân đồng thuận, xã đã chứng kiến bản hợp đồng giữa HTX với các hộ cho thuê đất.
Giám đốc HTX Dịch vụ nông nghiệp Bắc Sơn Trần Hậu Nhân cho biết, sau khi nhận được sự đồng thuận của người dân, HTX đã cắm mốc quy hoạch 15 vùng sản xuất, lộ trình sẽ phá bỏ 284 thửa đất nhỏ lẻ thành 50 thửa lớn với diện tích tối thiểu 0,5 ha/thửa. Sau đó, HTX tiến hành làm hạ tầng, xây kênh mương nội đồng hợp lý, đảm bảo sản xuất đạt hiệu quả cao nhất.
Theo kế hoạch, HTX sẽ thành lập 15 tổ hợp tác để quản lý, chăm sóc 15 vùng sản xuất dưới sự quản lý của HTX; áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào canh tác nhằm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, hình thành chuỗi liên kết giá trị từ sản xuất đến bao tiêu, xây dựng sản phẩm OCOP. Vụ hè thu này, HTX hợp đồng với doanh nghiệp mua giống chất lượng cao, sản xuất đồng loạt nếp 98 trên toàn bộ diện tích đã thuê.
Theo Nghị quyết số 123/2018/NQ-HĐND của HĐND tỉnh Hà Tĩnh, HTX sẽ được hỗ trợ phí thuê đất 2 năm đầu (tối đa 15 triệu đồng/ha/năm); hỗ trợ kinh phí phá bỏ bờ thửa, làm phẳng mặt ruộng, cải tạo nâng cao độ phì nhiêu của đất… với mức 20 triệu đồng/ha. Ngoài ra, huyện lồng ghép nguồn hỗ trợ bảo vệ và phát triển đất trồng lúa để ứng dụng tiến bộ kỹ thuật với mức 50% kinh phí mua giống.
Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất
Dẫn chúng tôi tham quan các khu nhà màng trồng dưa lưới rộng hơn 320m2, ông Hồ Sỹ Lưu (thôn Xuân Sơn) cho biết: Trên diện tích này, trước đây gia đình chỉ trồng rau và 1 vụ hoa cúc nhưng tính ra hiệu quả không ăn thua. Cuối năm 2017, Trung tâm Ứng dụng khoa học kỹ thuật và Bảo vệ cây trồng, vật nuôi huyện Thạch Hà thực hiện dự án ứng dụng tiến bộ kỹ thuật xây dựng mô hình thâm canh dưa lưới và hoa cúc trong nhà màng, tôi đăng kí tham gia. Với sự hỗ trợ kỹ thuật của cán bộ Trung tâm, tôi trồng hơn 800 cây dưa Hồng Phi. Sau 2 tháng chăm sóc, vườn dưa cho kết quả khả quan, trung bình mỗi quả nặng 1,8 - 2kg, năng suất ước đạt gần 1,4 tấn, với giá bán 38-40 nghìn đồng/kg, doanh thu đạt gần 50 triệu đồng.
“Dưa lưới khó tính hơn so với các giống dưa hấu, dưa lê… Tuy nhiên, việc áp dụng trồng dưa lưới trong nhà màng vừa giúp chắn mưa, vừa ngăn côn trùng xâm nhập, giúp giảm chi phí sản xuất (do ít phải sử dụng thuốc bảo vệ thực vật), hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều lần cây trồng khác. Dưa có vị thơm, ngọt nên được nhiều người ưa chuộng”, ông Lưu chia sẻ.
Người dân ở Lưu Vĩnh Sơn bắt đầu trồng giống dưa vàng Hồng Phi khoảng 4 năm nay. Hiện, xã có 10 hộ trồng với diện tích trên 4.700m2, ước tính mỗi đợt thu hoạch cung ứng ra thị trường gần 10 tấn dưa.
“Việc dồn lực cho HTX đứng ra canh tác sẽ được cả đôi đường, nông dân vẫn có nguồn thu ổn định, đất đai vẫn được sản xuất liên tục, và HTX có đất để đầu tư sản xuất lớn, bài bản cùng với đó thay đổi tư duy làm kinh tế nông nghiệp ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tôi cho rằng, đó là hướng đi hoàn toàn đúng đắn. Đây sẽ là tiền đề để Lưu Vĩnh Sơn “chơi lớn” trong sản xuất nông nghiệp”, ông Dũng tin tưởng..
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.