Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Chủ nhật, ngày 19 tháng 5 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 30 tháng 3 năm 2018 | 14:51

Người dân Trực Thuận đồng lòng xây dựng NTM

Cách khá xa trung tâm huyện Trực Ninh (Nam Định), xuất phát điểm thấp, nguồn thu trên địa bàn không đáng kể nhưng nhân dân và chính quyền xã Trực Thuận  luôn chung sức đồng lòng xây dựng quê hương.

 

ng-ngô-văn-nhẫn-chủ-tịch-ubnd-xã.JPG
Ông Ngô Văn Nhẫn, Chủ tịch UBND xã.

Báo Kinh tế nông thôn có cuộc trao đổi với ông Ngô Văn Nhẫn, Chủ tịch UBND xã để thông tin thêm tới bạn đọc về tình hình XDNTM trên địa bàn.

Xin ông cho biết một số kết quả nổi bật trong việc thực hiện nhiệm vụ XDNTM của địa phương?

Trực Thuận là xã thuần nông, nằm ở phía Tây Nam của huyện, cách trung tâm huyện khoảng 17km; có Tỉnh lộ 490 và 488B chạy qua địa bàn; tổng diện tích tự nhiên 568,99ha; toàn xã có 2.260 hộ, khoảng 7.388 nhân khẩu; nông nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ khá lớn trong cơ cấu kinh tế; cây - con chính vẫn là lúa, rau màu, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản.

Những năm qua, thực hiện sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh về việc thực hiện Chương trình XDNTM giai đoạn 2016 - 2020 và thực hiện Nghị quyết số 05/NQ/HU ngày 06/7/2016 của BCH Đảng bộ huyện (khóa XXIV) về việc tiếp tục đẩy mạnh XDNTM giai đoạn 2016 - 2020, Ban quản lý XDNTM Trực Thuận đã quán triệt sâu rộng tới toàn thể nhân dân và cán bộ, đảng viên trên địa bàn về chủ trương này.

Trong quá trình thực hiện, chúng tôi đặc biệt chú trọng tới công tác tổ chức huy động nguồn lực của địa phương và sự đóng góp của nhân dân với phương châm “nhân dân làm, nhà nước hỗ trợ”... Chủ trương đúng, phương châm thực hiện hợp lòng dân nên nhiệm vụ XDNTM sớm có kết quả rõ rệt; đồng ruộng, bờ vùng, bờ thửa được chỉnh trang gọn gàng, những cánh đồng mẫu lớn đang phát huy hiệu quả, chăn nuôi theo mô hình trang trại phát triển mạnh. Đặc biệt, các nghề tiểu thủ công nghiệp được duy trì và không ngừng phát triển, tạo điều kiện tăng thêm việc làm và thu nhập ổn định cho nhân dân địa phương.

Trực Thuận đã cán đích NTM năm 2016, với chất lượng các tiêu chí khá cao. Có được thành tích đáng mừng như vậy chính là nhờ việc huy động tốt nhân dân chung tay xây dựng; tổng kinh phí huy động cho việc hoàn thành nhiệm vụ XDNTM là hơn 60 tỷ đồng, trong đó nhân dân đóng góp khoảng 50 tỷ đồng. Tới nay, đời sống nhân dân trên địa bàn được nâng lên, 100% ngõ xóm đều phong quang sạch sẽ; 12/12 khu sinh hoạt cộng đồng luôn mang lại nhiều nụ cười cho bà con.

Ông có thể chia sẻ những thuận lợi và khó khăn trong quá trình XDNTM của xã nhà và các cách làm sáng tạo của địa phương?

giao-thông-nông-thôn-ở-trực-thuận-hôm-nay.JPG

Giao thông nông thôn ở Trực Thuận hôm nay.

Là xã cách xa trung tâm huyện, điểm xuất phát rất thấp, nguồn thu trên địa bàn không đáng kể, thu nhập của nhân dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, Trực Thuận có vị trí địa lý rất thuận lợi, với 2 đường tỉnh lộ chạy qua, ruộng đồng tương đối đồng đều, được chỉnh trang gọn gàng khá sớm. Bên cạnh đó, chúng tôi còn được sự quan tâm kịp thời của Huyện ủy, UBND huyện và các ban ngành, đoàn thể từ tỉnh tới huyện, đặc biệt là sự chung sức đồng lòng của toàn thể nhân dân trên địa bàn. Từ thực tế địa phương, chúng tôi đã phát huy tối đa vai trò và sức mạnh của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là vai trò của chi bộ xóm thôn; chúng tôi luôn có sự thống nhất cao trong lãnh chỉ đạo và phát huy tốt vai trò chủ thể của người dân, của cộng đồng trong việc chung tay xây dựng nông thôn mới.

Trong quá trình thực hiện, Trực Thuận đặc biệt ưu tiên xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất như giao thông nội đồng, kênh mương thủy lợi; đề cao phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân hưởng thụ”; kịp thời biểu dương trên đài truyền thanh các cá nhân, hộ gia đình có nhiều đóng góp vào các công trình của thôn, xóm, xã...

Xin cảm ơn ông!

                

 

Đình Hợi
Ý kiến bạn đọc
  • Nhiều điểm mới trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 tại Hải Phòng

    Nhiều điểm mới trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 tại Hải Phòng

    Chiều 16/5, ông Bùi Văn Kiệm, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng đã thông tin một số điểm mới trong Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 năm học 2024-2025 tại Hội nghị cung cấp thông tin và giao ban báo chí tuần 20 do Ban Tuyên giáo Thành ủy Hải Phòng phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo thành phố tổ chức.

  • Quảng Nam hỗ trợ nghiên cứu và phát triển ngành Dược liệu

    Quảng Nam hỗ trợ nghiên cứu và phát triển ngành Dược liệu

    Lãnh đạo tỉnh Quảng Nam mong muốn các doanh nghiệp, các chuyên gia, nhà khoa học hàng đầu Việt Nam cho ý kiến sâu về các giải pháp để phát triển ngành Dược liệu và Mỹ phẩm một cách bền vững, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương…

  • Năm 2025, Hải Phòng hoàn thành sắp xếp 41 đơn vị hành chính

    Năm 2025, Hải Phòng hoàn thành sắp xếp 41 đơn vị hành chính

    Thành ủy Hải Phòng vừa triệu tập Hội nghị để cho ý kiến đối với các Đề án về sắp xếp, thành lập, điều chỉnh địa giới hành chính cấp huyện, cấp xã trên địa bàn thành phố giai đoạn 2023-2025 và chủ trương lựa chọn biểu tượng thành phố.

  • Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Theo vòng quay của thời gian, lại một tháng Tư nữa lại về! Tháng Tư về, nhiều khoảnh khắc thiên nhiên tươi đẹp đọng lại trong mỗi người khi mùa Xuân sắp qua đi, nhường chỗ cho mùa Hè tràn ngập ánh vàng lấp lánh của nắng, sắc trắng mong manh của hoa loa kèn có mặt ở mọi nẻo đường, nhiều góc phố Thủ đô yêu dấu.

  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

Top