Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2019 | 10:0

Nhà hàng “Làng Bia Quán Mộc” lấn chiếm hành lang thoát lũ sông Hồng

Chưa có hợp đồng thuê đất, không thực hiện nghĩa vụ tài chính với cơ quan thuế nhưng một thời gian dài nhà hàng “Làng Bia Quán Mộc” nằm sát với mép sông Hồng, cách cầu Chương Dương chỉ vài mét, vẫn vô tư hoạt động.

Mới đây, nhà hàng này còn tiến hành sửa chữa, cải tạo, càng khiến dư luận bức xúc.

2.jpg
11.jpg
Nhà hàng nằm sát mép sông, vi phạm hành lang thoát lũ sông Hồng... Ảnh: KT

Nhà hàng bề thế sát mép sông

Thời gian gần đây, người dân sinh sống tại tổ 27, phường Ngọc Lâm (quận Long Biên, Hà Nội) liên tục phản ánh về việc nhà hàng “Làng Bia Quán Mộc” được sửa chữa, cải tạo trên diện tích đất nằm dưới chân cầu Chương Dương, sát mép sông Hồng, lấn chiếm và làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hành lang thoát lũ, đe dọa hành lang an toàn của cầu Chương Dương… Tuy nhiên, nhà hàng vẫn ngang nhiên hoạt động kinh doanh mà chưa bị chính quyền địa phương và ngành chức năng xử lý.

Theo người dân sinh sống gần nhà hàng, vào mùa mưa lũ, nước sông dâng cao, bờ sông Hồng phía quận Long Biên thường bị sạt lở. Không hiểu sao nhà hàng này vẫn được xây dựng sát mép đê, ảnh hưởng đến dòng chảy. Không những thế, vào nhiều buổi sáng, nhà hàng còn “tạo ra” mùi mắm tôm thơm nồng “tra tấn” người đi qua cầu Chương Dương và bà con tổ 27.

Trên thực tế, nhà hàng “Làng bia Quán Mộc” được xây dựng bề thế với diện tích hàng trăm mét vuông. Tầng hai được thiết kế bắt mắt, thực khách vừa được thưởng thức ẩm thực, vừa ngắm cảnh sông Hồng. Dưới gầm cầu Chương Dương là khu vực nhân viên nhà hàng hướng dẫn cho khách để xe.

1.jpg
nh1sss.jpg
... Và cách cầu Chương Dương chỉ vài mét, đe dọa hành lang an toàn của cầu. Ảnh: PV-KT

 

Ảnh hưởng đến hành lang thoát lũ sông Hồng

Trả lời báo chí liên quan đến nội dung nêu trên, ông Trần Hồng Việt, Phó chủ tịch UBND phường Ngọc Lâm, nói: “Khu đất này là của Công ty cổ phần Quản lý và Xây dựng đường bộ 234 sử dụng làm trụ sở, đây là công ty phục vụ cải tạo cầu Chương Dương từ năm 1984. Khu đất trên trước đây hãng Taxi Thành Công liên kết với công ty và kinh doanh nhà hàng ăn uống. Nhưng do cơ sở đã xuống cấp nên họ sơn, sửa chữa, cải tạo lại. Phường đã yêu cầu công ty ký Hợp đồng thuê đất với Sở Tài nguyên và Môi trường từ lâu nhưng đến thời điểm này vẫn chưa xuất trình được hợp đồng thuê đất”.

Ông Trịnh Quốc Huy, Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường quận Long Biên, thông tin: “Đất thuộc Công ty cổ phần Quản lý và Xây dựng đường bộ 234, diện tích sử dụng trước đây là 1.098m2, thực tế hiện nay là 1.248m2; được sử dụng nhằm tập kết vật liệu xây dựng, máy móc thi công phục vụ việc thi công quản lý, sửa chữa cầu Chương Dương, đường bộ 208 và có nhà tạm cấp 4 lợp Proximăng làm trụ sở của Hạt quản lý Cầu Chương Dương. Năm 2013, quận thành lập đoàn thanh tra kiểm tra phát hiện ra 2 sai phạm: chưa làm thủ tục thuê đất với nhà nước và không thực hiện nghĩa vụ tài chính với cơ quan thuế. Quận đã có báo cáo gửi thành phố. Tuy nhiên, đến thời điểm này, công ty vẫn chưa có hợp đồng thuê đất với Sở Tài nguyên và Môi trường”.

Như vậy, mặc dù chưa được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt cho thuê đất nhưng Công ty cổ phần Quản lý và Xây dựng đường bộ 234 vẫn ký Hợp đồng thuê nhà với Công ty TNHH Thương mại Thiên Phong. Sau đó, Công ty Thiên Phong lại cho Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Steak Way Việt Nam thuê lại, để sau đó, mọc lên nhà hàng “Làng Bia Quán Mộc” ngang nhiên hoạt động kinh doanh sát mép sông, ảnh hưởng đến hành lang thoát lũ sông Hồng, đe dọa sự an toàn của cầu Chương Dương.

Báo Kinh tế nông thôn tiếp tục thông tin tới bạn đọc về vụ việc.

Thủ tướng Chính phủ vừa có Chỉ thị số 24/CT-TTg về việc tăng cường xử lý vi phạm pháp luật về đê điều. 

Trong đó, Thủ tướng yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường quản lý đê điều, chỉ đạo cơ quan chức năng và cấp ủy đảng, chính quyền các cấp ở địa phương thực hiện đầy đủ trách nhiệm ngăn chặn, xử lý vi phạm theo đúng quy định của pháp luật; phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan thường xuyên kiểm tra, kịp thời phát hiện hành vi vi phạm, ngăn chặn ngay từ khi mới phát sinh; xử lý nghiêm, kiên quyết, dứt điểm từng vụ vi phạm; gắn trách nhiệm của người đứng đầu, nhất là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền địa phương trong việc để xảy ra các vụ vi phạm và kết quả xử lý vi phạm pháp luật về đê điều trên địa bàn.

Bộ Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp với Bộ Công an tiếp tục tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về đê điều, phát hiện kịp thời các hành vi vi phạm, kiến nghị chính quyền các cấp xử lý theo quy định của pháp luật; thường xuyên tổng hợp tình hình vi phạm và chỉ đạo, đôc đốc các địa phương tăng cường quản lý, ngăn chặn, xử lý vi phạm pháp luật về đê điều.

Bộ Công an chỉ đạo công an các đơn vị, địa phương phối hợp cơ quan chức năng kiểm tra, ngăn chặn, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về đê điều, đặc biệt là đối với các vụ việc vi phạm nghiêm trọng, nổi cộm...

 


 


 

Hữu Thắng
Ý kiến bạn đọc
  • Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.

  • Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Ông Lê Đức Giang, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ký văn bản chấn chỉnh thực hiện dự án nạo vét lòng hồ Khe Trầu (phường Trúc Lâm, TX Nghi Sơn), sau phản ánh của Tạp chí Kinh tế nông thôn.

  • Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Liên quan đến trang trại tổng hợp gây ô nhiễm môi trường ở xã Thăng Bình, UBND huyện Nông Cống (Thanh Hoá) yêu cầu chủ trang trại dừng nuôi lợn, hoàn thiện hồ sơ cấp phép môi trường và hoàn thiện các hạng mục, công trình xây dựng phục vụ hoạt động sản xuất theo đúng quy định.

Top