Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ ba, ngày 12 tháng 5 năm 2020 | 20:28

Nhà máy xi măng Vissai Ninh Bình tiếp tục bị người dân tố gây ô nhiễm môi trường

Các chuyến xe từ Nhà máy xi măng Vissai Ninh Bình ra cảng không chỉ gây ô nhiễm về môi trường, tiếng ồn mà còn gây mất an toàn giao thông cho người dân và trẻ đến trường.

Nhiều năm nay, không chỉ hàng trăm hộ dân thôn Mưỡu Giáp 3, xã Gia Xuân, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình mà nhiều hộ dân thuộc xã Gia Tân liên tục cầu cứu các cơ quan chức năng về việc các chuyến xe chở nguyên vật liệu của Nhà máy xi măng Vissai Ninh Bình ra cảng không chỉ gây ô nhiễm về môi trường, ô nhiễm tiếng ồn mà còn gây mất an toàn giao thông cho người dân và trẻ đến trường.

 Đây là ngã tư giao cắt với đường ra cảng của Nhà máy xi năng Vissai Ninh Bình, nơi có 3 cấp học của xã Gia Tân và trụ sở UBND xã. Giờ tan trường, có nhiều học sinh tham gia giao thông, nguy cơ mất an toàn giao thông là rất lớn. Một phụ huynh học sinh chia sẻ, mặc dù cả hai vợ chồng đi làm nhưng vẫn phải cắt cử một người chuyên đưa đón con việc này ảnh hưởng rất nhiều đến công việc của họ.

 

Theo phản ánh của các hộ dân sống ven đường từ Nhà máy xi măng Vissai Ninh Bình ra cảng, mỗi ngày có hàng trăm lượt xe từ nhà máy ra cảng và ngược lại, chạy từ sáng sớm đến đêm khuya, nhiều xe chở quá tải, cơi nới thùng thành xe dẫn đến việc ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Không chỉ có vậy, nhiều xe chạy về đêm còn kéo còi hơi, ảnh hưởng rất lớn đến giấc ngủ của họ. Vì đây là con đường chính dẫn đến UBND xã Gia Tân và 3 cấp học của xã (Mầm non, Tiểu học và Trung học cơ sở) với lượng xe chạy quá nhiều, nguy cơ mất an toàn giao thông là rất lớn.

 Xe chở nguyên liệu có kích thước thành thùng cao bất thường không che chắn chạy vào cảng

 Xe chở nguyên liệu ra cảng, do xe chở nặng mãi mới qua được dốc để sang cảng.

 

Để làm rõ nội dung người dân phản ánh, phóng viên có buổi làm việc với ông Nguyễn Cát Đằng, Chủ tịch UBND xã Gia Tân. Ông Đằng xác nhận việc phản ánh của người dân là đúng. Trong các buổi tiếp xúc cử tri, nhiều cử tri đã phản ánh. Sau đó nhiều cơ quan chức năng vào cuộc, song không thấy có chuyển biến gì? Người dân cứ chính quyền người ta kêu, còn chúng tôi chỉ biết ghi nhận và báo lên cấp trên. Chúng tôi có máy móc thiết bị gì đâu mà kiểm tra được quan sát và cảm nhận thì đúng như những gì người dân phản ánh nhưng khi các cơ quan chức năng kiểm tra thì họ bảo không sao (!?). Mặc dù vậy, chính quyền xã cũng đã trao đổi với lãnh đạo nhà máy về mấy vấn đề như: xe chở nguyên vật liệu phải được che chắn cẩn thận; trên tuyến đường, những chỗ hỏng phải được sửa chữa; xe chạy về đêm không kéo còi hơi; tại các điểm giao cắt đề nghị được lắp thêm các biển báo và gờ giảm tốc độ...

 Mỗi khi gặp xe chở nguyên liệu ra cảng người tham gia giao thông " lãnh đủ" bụi đất.

 Xe chở nguyên liệu của Nhà máy xi măng Vissai không che chắn đi sau là một dải bụi mù

 Xe chở nguyên vật liệu từ Nhà máy xi măng Vissai Ninh Bình ra cảng có thành thùng cao bất thường.

 

Trước đó, Kinh tế nông thôn đăng bài Nhà máy xi măng Vissai Ninh Bình gây ô nhiễm, người dân “lãnh đủ” , phản ánh ý kiến của người dân thôn Mưỡu Giáp 3 về việc bãi nguyên liệu của Nhà máy xi măng Vissai Ninh Bình tập kết ngay gần khu vực dân cư của thôn , nếu tính từ chân bãi nguyên liệu đến tường nhà dân chỉ chừng 15-20m. Bãi chứa này đã tập kết được 4-5 năm và cũng chừng đó thời gian người dân chúng tôi phải sống chung với ô nhiễm. Ngoài ra, mỗi khi nhà máy “xả lò”, khói bụi mùi khét lẹt, bay vào mắt thì cay xè, khổ nhất là trẻ em và người già, luôn bị bệnh về đường hô hấp. Người dân làm đơn kiến nghị nhiều đến cơ quan chức năng thì Nhà máy xi măng Vissai có làm lưới, bạt che phủ nhưng do thời gian, lưới bạt bị rách. Không những thế, khi người dân kiến nghị nhiều thì có đối tượng bên ngoài đến đe dọa.
nb.jpg
Bãi chứa nguyên liệu của Nhà máy xi măng Vissai Ninh Bình không được che chắn người dân "lãnh đủ".
 
Khi trao đổi với phóng viên, người dân nhất quyết không cho biết tên và cho chụp ảnh vì họ rất sợ khi lên báo sẽ bị các đối tượng đến đe dọa, thậm chí bị đánh.
 
Ghi nhận của phóng viên tại Bãi nguyên liệu của Nhà máy xi măng Visai Ninh Bình cho thấy: Bãi chứa nguyên liệu này cao gần bằng ngôi nhà 2 tầng, rộng vài nghìn mét vuông, trông từ xa không khác gì “núi” nguyên liệu, chất thải rác thải, tuy nhiên lại không hề được che phủ bạt kín và cũng không hề có tường bao.
 
Nhiều hộ dân thôn Mưỡu Giáp 3 bức xúc cho biết: Cứ mỗi khi gió thổi là đất cát từ bãi nguyên liệu này cuốn mù mịt vào nhà dân. Rồi bụi lọc tĩnh điện trong quá trình sản xuất xi măng cũng đổ ngay sát khu vực bãi nguyên liệu gần khu dân cư. Đó là chưa kể đến vào ban đêm, kết hợp gió, bụi từ nhà máy xả trắng sân và cây cối. Nhiều năm nay chúng tôi kiến nghị liên tục lên các cấp chính quyền nhưng tình trạng ô nhiễm đến nay vẫn chưa được giải quyết.
 
Cũng theo người dân, khi chính quyền thu hồi đất (đất 2 lúa), chúng tôi chỉ được hỗ trợ 5,5 triệu đồng/sào, vì họ giải thích diện tích đất của chúng tôi thời gian sử dụng chỉ còn 10 năm(2013 hết hạn sử dụng theo CNQSDĐ-PV).

 Theo ông Nguyễn Cát Đằng, Chủ tịch UBND xã Gia Tân, khu vực này là điểm đen giao thông vì các xe từ cảng về nhà máy bị nhà dân che khuất tầm nhìn mọi phương tiện giao thông hướng từ Nho Quan ra quốc lộ 1A lên rất hay xảy ra tai nạn giao thông.

 
Trao đổi với phóng viên, ông Bùi Quang Cảnh, Chủ tịch UBND xã Gia Xuân, xác nhận việc gây ô nhiễm trên của Nhà máy xi măng Vissai Ninh Bình tại khu vực Mưỡu Giáp 3 và khu vực lân cận.
 
Theo ông Cảnh, nhiều năm nay, mỗi khi tiếp xúc cử tri, người dân kiến nghị nhiều, các cơ quan chức năng vào cuộc nhưng tình trạng ô nhiễm không mấy thuyên giảm, việc Nhà máy xi măng Vissai đặt ở vị trí này gần khu dân cư là không hợp lý.
 
Còn về tiền hỗ trợ người dân khi thu hồi đất, ông Cảnh cho biết, việc trả tiền cho các hộ dân 5,5 triệu đồng/sào là đúng trong thời gian đó. Tuy nhiên, khi phóng viên đề nghị được tiếp cận quyết định thu hồi và phương án đền bù hỗ trợ của nhà nước thu hồi đất thì ông Cảnh nói, phóng viên phải lên cấp trên mới có, vì ở địa phương không lưu…
 
Trước thực trạng trên, các cơ quan chức năng tỉnh Ninh Bình trả lời ra sao và hướng xử lý thế nào, Kinh tế nông thôn tiếp tục tìm hiểu và thông tin đến bạn đọc.
 
 
 
 
Hà Nam
Ý kiến bạn đọc
  • Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.

  • Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Ông Lê Đức Giang, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ký văn bản chấn chỉnh thực hiện dự án nạo vét lòng hồ Khe Trầu (phường Trúc Lâm, TX Nghi Sơn), sau phản ánh của Tạp chí Kinh tế nông thôn.

  • Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Liên quan đến trang trại tổng hợp gây ô nhiễm môi trường ở xã Thăng Bình, UBND huyện Nông Cống (Thanh Hoá) yêu cầu chủ trang trại dừng nuôi lợn, hoàn thiện hồ sơ cấp phép môi trường và hoàn thiện các hạng mục, công trình xây dựng phục vụ hoạt động sản xuất theo đúng quy định.

Top