Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 29 tháng 3 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 29 tháng 11 năm 2019 | 14:37

Nhân dân Cổ Lũng đề cao tự chủ trong XDNTM

Sau 10 năm xây dựng nông thôn mới (XDNTM), xã Cổ Lũng (Phú Lương - Thái Nguyên) đã đạt được nhiều thành quả đáng tự hào.

Tiêu biểu là ý thức của người dân đã thay đổi, bà con chủ động phát triển sản xuất, chủ động đặt vấn đề với chính quyền trong việc tôn tạo các di tích, mở rộng xóm ngõ…

 

tr2.jpg
Mô hình trồng dâu tây của HTX nông sản Nam Cường.

 

Phát triển kinh tế hợp tác

Cổ Lũng đạt chuẩn NTM năm 2014. Từ đó đến nay, chính quyền và nhân dân nơi đây vẫn luôn thi đua giữ vững và nâng cao chất lượng các tiêu chí; người dân tích cực sản xuất thông qua các mô hình như hợp tác xã (HTX), tổ hợp tác (THT). Hết tháng 6/2019, Cổ Lũng có 04 HTX, 02 THT, tất cả đang hoạt động khá hiệu quả.

Ông Nguyễn Đình Tâm, thành viên tổ THT cá giống Bờ Đậu, cho biết: Tổ hợp tác cá giống được thành lập từ năm 2015 với 29 thành viên; tới nay, các hộ vẫn duy trì hợp tác, luôn giúp đỡ nhau trong sản xuất và tiêu thụ cá giống. Gia đình ông có 07 sào ao (1 sào Bắc Bộ = 360m2) chuyên nuôi cá giống các loại như trắm, chép, trôi và một số loại giống khác theo nhu cầu của thị trường; mỗi năm bán 5-6 vụ cá giống, thu nhập 15 triệu đồng/sào/năm, lãi khoảng 20%.

 

tr2a.JPG

Theo ông Vũ Văn Cường, Chủ tịch HĐQT HTX Nông sản Nam Cường, thực hiện cuộc vận động chung tay XDNTM, chúng tôi thành lập HTX với mong muốn làm giàu trên mảnh đất quê hương. Năm 2018, HTX được thành lập, ban đầu có 7 thành viên, nay có 10 hội viên tham gia.  HTX có diện tích nhà lưới trên 6.000m2 với các loại rau quả như dưa chuột, cà chua, dâu tây... Sau gần một năm đi vào hoạt động, HTX đạt doanh thu được trên 10 triệu đồng/1.000m2 rau quả/tháng.

Người dân chủ động

Ông Vũ Văn Cương, Bí thư Đảng ủy kiêm Chủ tịch UBND xã Cổ Lũng, cho biết: Điều đáng mừng sau 10 năm thực hiện xây dựng nông thôn mới là ý thức của người dân đã thay đổi. Trước đây, chính quyền và các đoàn thể phải tích cực vận động thì người dân mới tham gia các phong trào, các hoạt động chung của xóm, của xã,... thì nay người dân đã chủ động đặt vấn đề với chính quyền để đẩy mạnh phát triển sản xuất hay tôn tạo các di tích, mở rộng xóm ngõ,... Cụ thể như: người dân thường xuyên đề xuất với chính quyền đẩy mạnh tập huấn kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi hay đề xuất UBND xã tạo điều kiện hỗ trợ để các xóm phục dựng, tôn tạo các di tích, đền, chùa miếu trên địa bàn,...

 

tr2b.JPG
Người dân Cổ Lũng chăm sóc cá giống.

 

Bí thư chi bộ xóm Bờ Đậu Trịnh Quang Thanh chia sẻ: Bên cạnh việc đẩy mạnh phát triển sản xuất, các hộ dân trong xóm đã chủ động liên kết với nhau, thành lập các HTX hay hình thành THT để chia sẻ cũng như hỗ trợ nhau làm giàu. Ngoài ra, bà con còn tích cực, chủ động làm sạch ngõ xóm của mình; nhiều gia đình xây tường bao, trồng hoa, tạo quang cảnh xóm làng sạch đẹp.

 

tr2c.JPG
Một góc ngõ xóm ở Cổ Lũng.

 

Hiện nay, ở một số nơi, một số vùng, tính tự chủ trong XDNTM còn hạn chế, nhiều nơi người dân vẫn trông chờ, ỷ lại, nhất là khu vực miền núi, vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số. Có lẽ, việc tuyên truyền để người dân nâng cao tính tự chủ trong XDNTM cũng như chủ động trong phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập như ở  Cổ Lũng là điều rất cần được các địa phương học tập.

 

10 năm qua, Cổ Lũng  đã huy động được trên 68 tỷ đồng để hoàn thành các tiêu chí NTM. Toàn xã đã bê tông được 16,3km đường, đạt 90,5%. Nếu như năm 2010, toàn xã có 234 hộ nghèo với tỷ lệ 9,79% thì đến nay, tỷ lệ hộ nghèo của xã chỉ còn 1,97%.

Xã phấn đấu cuối năm nay hoàn thành các tiêu chí NTM kiểu mẫu; hết năm 2020, sẽ có ít nhất 2/18 xóm đạt chuẩn xóm NTM kiểu mẫu...

           

 


 

Đình Hợi
Ý kiến bạn đọc
  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

  • Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Năm 2023 để lại nhiều dấu ấn trong cả sản xuất, chế biến và xuất khẩu nông sản, nhất là đối với hai mặt hàng lúa gạo và rau quả.

Top