Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Chủ nhật, ngày 24 tháng 11 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 20 tháng 5 năm 2016 | 1:52

Nhiều chính sách hỗ trợ cụ thể: Xây dựng NTM ở Bình Định nở hoa

Theo Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới (BCĐXDNTM) tỉnh Bình Định, trong năm 2016, tỉnh phấn đấu có thêm 10 xã về đích.

Để hoàn thành mục tiêu kế hoạch đề ra, ngay từ đầu năm, tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành chức năng tăng cường hỗ trợ các địa phương tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để sớm hoàn thiện các tiêu chí.

Bê tông hóa giao thông nông thôn ở xã Phước Sơn (huyện Tuy Phước).

Phấn đấu có thêm 10 xã về đích

Trong năm 2016, BCĐ XDNTM tỉnh Bình Định đưa ra mục tiêu phấn đấu có thêm 10 xã hoàn thành chương trình gồm: Nhơn Thọ, Nhơn Phong, Nhơn Khánh (thị xã An Nhơn); Cát Tân, Cát Hanh (huyện Phù Cát); Phước Lộc, Phước Sơn (huyện Tuy Phước); Hoài Hảo (huyện Hoài Nhơn); Mỹ Quang (huyện Phù Mỹ); Ân Đức (huyện Hoài Ân).

Để đạt được mục tiêu trên, BCĐ XDNTM tỉnh yêu cầu các địa phương chú trọng công tác tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức của cán bộ, nhân dân về chủ trương XDNTM. Bên cạnh đó, UBND tỉnh chỉ đạo các địa phương tập trung kiện toàn bộ máy tổ chức của Văn phòng điều phối XDNTM ở cấp huyện, thị xã, thành phố và phân công cán bộ, công chức cấp xã chuyên trách về công tác XDNTM. Chú trọng nâng cao chất lượng công tác quy hoạch và đề án XDNTM; hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách như: ban hành các chính sách về đất đai đối với các xã XDNTM, chính sách hỗ trợ bê-tông hóa đường giao thông nông thôn, kênh mương nội đồng; chính sách hỗ trợ vốn ưu đãi đối với các xã đặc biệt khó khăn, các xã ở miền núi, vùng sâu, vùng xa...

Ông Phan Trọng Hổ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT, Phó trưởng BCĐ XDNTM Bình Định, cho biết: Bên cạnh các chính sách hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng, ngành nông nghiệp tỉnh đã chủ động lựa chọn các mô hình trồng trọt, chăn nuôi phù hợp với thế mạnh từng địa phương, gắn với sản xuất hàng hóa, lồng ghép với các chương trình, dự án đang triển khai, chú trọng kêu gọi các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế liên kết với người dân. Nhiều mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất tại các địa phương đã giúp nhiều hộ nông dân thoát nghèo, tăng thu nhập, như: chăn nuôi bò vỗ béo, chăn nuôi heo, gà; xây dựng cánh đồng mẫu lớn, cánh đồng tiên tiến sản xuất lúa, đậu phụng. Ở các xã ven biển, chính quyền địa phương đã lựa chọn phát triển các mô hình nuôi trồng thủy sản phù hợp với điều kiện, lợi thế địa phương; hỗ trợ vốn đóng mới tàu cá có công suất lớn để vươn khơi đánh bắt xa bờ, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân…

Sớm tháo gỡ khó khăn

Ông Hà Ngọc Tân, Phó chủ tịch UBND huyện Phù Mỹ, cho biết: “Trong năm nay, huyện sẽ có thêm xã Mỹ Quang về đích NTM. Tuy nhiên, vấn đề khó khăn nhất hiện nay là, địa phương đang thiếu vốn trong đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn. Tỷ lệ hộ nghèo ở khu vực nông thôn tuy có giảm nhưng vẫn còn cao; chất lượng y tế, giáo dục chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra. Huyện đang tranh thủ các nguồn lực để hỗ trợ cho Mỹ Quang sớm hoàn thành các tiêu chí NTM”.

Đối với Hoài Nhơn, năm nay huyện phấn đấu sẽ có thêm xã Hoài Hảo về đích NTM. Hiện,  Hoài Hảo đã hoàn thành 16/19 tiêu chí, còn 3 tiêu chí đang phấn đấu hoàn thành gồm: thủy lợi, môi trường, hệ thống chính trị; trong đó khó nhất là tiêu chí môi trường. Ông Phạm Trương, Bí thư Huyện ủy Hoài Nhơn, cho biết: “Hiện nay, trên địa bàn xã Hoài Hảo có 145 cơ sở sản xuất bột mì xen lẫn trong khu dân cư gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Nhiều năm qua, mặc dù được các ngành chức năng hỗ trợ tìm biện pháp khắc phục nhưng hiệu quả không cao. Huyện đang xây dựng chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề cho người dân làng nghề; đồng thời, đề nghị tỉnh cho phép xây dựng khu sản xuất tập trung, có hệ thống xử lý nước thải đảm bảo, để di dời các hộ vào sản xuất”. 

Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Trần Châu lưu ý, XDNTM là chương trình mục tiêu quốc gia nhằm xây dựng nông thôn có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển công nghiệp; đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn ngày càng được nâng cao… Do vậy, chính quyền các địa phương và ngành chức năng phải quyết liệt vào cuộc để hỗ trợ các xã sớm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để có thể về đích đúng hẹn.

Phú Mỹ

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.

  • “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.

  • Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.

Top