Một giảng viên cơ hữu nhưng có tên tại 2 cơ sở đào tạo thuộc Đại học Thái Nguyên. Dư luận cho rằng, giảng viên ở đây phải "phân thân” thì mới đủ nhân sự để mở ngành?
Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại tỉnh Lào Cai được thành lập theo Quyết định số 6189/QÐ-BGDÐT ngày 24/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Ðào tạo, trụ sở của Phân hiệu tại tổ 13, phường Bình Minh, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai.
Tuy nhiên, có tới 3 giảng viên cơ hữu của Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại tỉnh Lào Cai có họ, tên trùng với giáo viên cơ hữu Trường đại học Khoa học (ĐHTN).
Sơ yếu lý lịch 4 giảng viên cơ hữu Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại tỉnh Lào Cai
Theo biểu mẫu 20 thông báo công khai thông tin về đội ngũ giảng viên cơ hữu của cơ sở giáo dục đại học năm học 2018 - 2019 do ông Nguyễn Mạnh Hà, Phó giám đốc phân hiệu ký ngày 15/11/2018, trong khối ngành III gồm có 9 người. Trong đó, có PGS. TS Phạm Thị Phương Thái, sinh năm 1968; ThS Bế Hiền Hạnh, sinh năm 1987; ThS Hoàng Thị Phương Nga, sinh năm 1984; ThS Nguyễn Ngọc Lan, sinh năm 1989. Chuyên ngành giảng dạy của 4 giảng viên cơ hữu nói trên đều là quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành.
Trong biểu mẫu 02-ĐHTN thông báo công khai sơ yếu lý lịch giáo viên phân theo khối ngành cũng do ông Nguyễn Mạnh Hà, Phó giám đốc phân hiệu ký ngày 15/11/2018, trong khối ngành III vẫn có 9 người. Trong đó, vẫn có PGS. TS Phạm Thị Phương Thái, sinh năm 1968; ThS Bế Hiền Hạnh, sinh năm 1987; ThS Nguyễn Ngọc Lan, sinh năm 1989; ThS Hoàng Thị Phương Nga, sinh năm 1980 (không biết vì lý do gì bà Nga lại chuyển từ sinh năm 1984 thành 1980).
Như vậy, có thể khẳng định, PGS. TS Phạm Thị Phương Thái; các ThS Bế Hiền Hạnh, Nguyễn Ngọc Lan, Hoàng Thị Phương Nga (sinh năm 1980) là giảng viên cơ hữu Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại tỉnh Lào Cai.
Theo biểu mẫu 20 thông báo công khai thông tin về đội ngũ giảng viên cơ hữu của cơ sở giáo dục đại học năm học 2018 - 2019 của Trường đại học Khoa học ký ngày 19/3/2019, lại có 3 giảng viên cơ hữu trùng họ, tên, năm sinh với 3 giảng viên cơ hữu của Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại tỉnh Lào Cai. Gồm: bà Phạm Thị Phương Thái, sinh năm 1968, giảng viên cao cấp; Nguyễn Ngọc Lan, sinh năm 1989 và Hoàng Thị Phương Nga, sinh năm 1980 đều là giảng viên.
Trong một diễn biến khác, trong cơ cấu tổ chức khoa văn - xã hội, PGS TS. Phạm Thị Phương Thái đang giữ chức Trưởng khoa, đồng thời là Phó hiệu trưởng Trường đại học Khoa học. Các ThS Nguyễn Ngọc Lan, Bế Hiền Hạnh là giảng viên; ThS Hoàng Thị Phương Nga là trợ lý đào tạo của bộ môn du lịch lữ hành (khoa văn - xã hội).
Tại khoa văn - xã hội Trường đại học Khoa học, PGS TS. Phạm Thị Phương Thái đang giữ chức Trưởng khoa. Các ThS Nguyễn Ngọc Lan, Bế Hiền Hạnh là giảng viên; ThS Hoàng Thị Phương Nga là trợ lý đào tạo của Bộ môn du lịch lữ hành (Khoa văn - xã hội).
Nhiều bạn đọc phản ánh tới Báo Kinh tế nông thôn, bà Thái, bà Lan và bà Nga là giảng viên cơ hữu của Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại tỉnh Lào Cai và Trường đại học Khoa học đều là 1 người.
Điều 3, Thông tư 45/2014/TT-BGDĐT ngày 17/12/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo nêu rõ: Giảng viên cơ hữu là người lao động ký hợp đồng lao động có thời hạn 03 năm hoặc hợp đồng không xác định thời hạn theo Bộ luật Lao động, không là công chức hoặc viên chức nhà nước, không đang làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ 3 tháng trở lên với đơn vị sử dụng lao động khác; do nhà trường trả lương và chi trả các khoản thuộc chế độ, chính sách đối với người lao động theo các quy định hiện hành.
Nếu đúng như bạn đọc phản ánh thì PGS TS. Phạm Thị Phương Thái; các ThS Nguyễn Ngọc Lan, Hoàng Thị Phương Nga vừa là giảng viên cơ hữu của Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại tỉnh Lào Cai, vừa là giảng viên cơ hữu Trường đại học Khoa học. Nói cách khác, một giáo viên ở đây cùng một lúc ký hợp đồng lao động với 2 đơn vị thành viên của Đại học Thái Nguyên, đồng thời được hưởng 2 chế độ lương.
Riêng, đối với PGS TS. Phạm Thị Phương Thái vừa là Phó hiệu trưởng, Trưởng khoa văn - xã hội Trường đại học Khoa học, vừa là giáo viên cơ hữu của Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại tỉnh Lào Cai.
Vậy, một người làm giảng viên cơ hữu cho 2 đơn vị có đúng quy định? Đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo sớm vào cuộc làm rõ.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.