Vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn trong công tác kiểm tra, kiểm soát nắm bắt tình hình, xử lý đối tượng vi phạm của lực lượng chức năng. Nhiều đối tượng sẵn sàng nộp phạt, thậm chí chia nhỏ công đoạn sản xuất, để hàng nhập lậu len lỏi vào thị trường.
Hàng thật, hàng giả lẫn lộn
Trên thực tế, phương thức, thủ đoạn kinh doanh hàng cấm, hàng nhập lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ của các đối tượng ngày càng tinh vi phức tạp. Trong đó, bên cạnh môi trường kinh doanh truyền thống, hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử (TMĐT), chuyển phát nhanh… vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn đối với công tác kiểm tra, kiểm soát nắm bắt tình hình, xử lý đối tượng vi phạm của lực lượng chức năng.
Theo lãnh đạo Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) - Bộ Công Thương, mỗi năm lực lượng này đã phát hiện và xử lý hàng nghìn vụ việc về thực phẩm không rõ nguồn gốc, hàng giả, hàng lậu… để bình ổn thị trường và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Để đấu tranh hiệu quả với các loại tội phạm này đòi hỏi nhiều giải pháp đồng bộ và căn cơ hơn, trong đó có sự phối hợp chặt chẽ của các ngành, địa phương và cả người dân và doanh nghiệp.
Điển hình, Cục QLTT tỉnh Tiền Giang đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 1 hộ kinh doanh phân bón trên địa bàn huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang với số tiền 80 triệu đồng với hành vi vi phạm là buôn bán phân bón giả về giá trị sử dụng, công dụng; tang vật vi phạm có trị giá gần 30 triệu đồng.
Thời gian vừa qua, lực lượng QLTT Hà Nội đã tiến hành kiểm tra đột xuất cơ sở kinh doanh phụ kiện điện thoại tại địa chỉ 141 Lạc Long Quân, quận Cầu Giấy. Tại thời điểm kiểm tra, lực lượng chức năng đã thu giữ hơn 11.200 sạc điện thoại, máy tính bảng giả mạo nhãn hiệu của một thương hiệu nổi tiếng được bảo hộ sở hữu trí tuệ.
Với những sản phẩm thu được tại cơ sở này, đại diện Cục QLTT Hà Nội thông tin, toàn bộ bo mạch, vỏ sạc dùng để lắp ráp là hàng không rõ nguồn gốc. Tuy nhiên, các sản phẩm sau khi hoàn chỉnh được cơ sở này bán với giá thấp hơn nhiều so với hàng chính hãng. Chủ hàng bán trực tiếp và trực tuyến trên các nền tảng mạng xã hội.
Không chỉ các mặt hàng tiêu dùng thông thường, nhiều mặt hàng như khẩu trang, thuốc chữa bệnh, thực phẩm chức năng hay sản phẩm phục vụ công tác phòng chống dịch cũng là “miếng bánh” ngon để các gian thương trục lợi. Thường xuyên có sản phẩm bị làm giả, làm nhái, ông Nguyễn Minh Đức - Trưởng đại diện, Giám đốc Quan hệ và thị trường Chính phủ Công ty Trách nhiệm hữu hạn 3M - cho biết, để ngăn chặn hàng giả, doanh nghiệp đã phối hợp rất chặt chẽ với lực lượng QLTT. Dù vậy, doanh nghiệp cũng rất cần sự đồng hành của cơ quan quản lý nhà nước để phát hiện, xử lý vi phạm.
Theo ông Đức, do sản phẩm trên thị trường bị làm giả rất tinh vi nên cùng với việc phối hợp với cơ quan chức năng, công ty đã sử dụng tem chống hàng giả để giúp người tiêu dùng nhận diện hàng chính hãng.
Ông Đức cũng chia sẻ, chính bản thân cũng rất khó phân biệt được sản phẩm của công ty mình sản xuất ra với sản phẩm làm giả nếu nhìn bằng mắt thường, chỉ có thể nhận biết khi mang sản phẩm đi giám định tại các phòng thí nghiệm. Điều này cho thấy cuộc chiến chống hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ còn rất gian nan và khó khăn.
Vừa qua, Đội QLTT số 1 thuộc Cục QLTT Hà Nội đã thu giữ được một số sản phẩm viên sủi Vitamin BEEROCAC+ tại địa bàn quận Thanh Xuân. Theo kết luận giám định sở hữu công nghiệp của Viện Khoa học sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ), sản phẩm này xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu đang được bảo hộ theo Đăng ký quốc tế số 932608 của Bayer Consumer Care AG.
Liên tục bắt và thu giữ hàng lậu
Chỉ trong 2 ngày, lực lượng chức năng tại tỉnh Quảng Trị đã bắt và thu giữ hơn 2.000 bao thuốc lá, sản phẩm nghi là pháo hoa nổ và gần 1.800 chai rượu lậu.
Theo đó, sáng ngày 18/4, ông Nguyễn Viết Thế, Quyền Cục trưởng Cục QLTT Quảng Trị đã đến động viên và kịp thời khen thưởng nóng cho Đội QLTT số 3 theo quy định vì những thành tích xuất sắc trong thời gian qua.
Trước đó, Đội QLTT số 3, Cục QLTT tỉnh Quảng Trị đã phối hợp với Đội hình sự - kinh tế - ma túy, Công an huyện Gio Linh tiến hành kiểm tra đối với hộ kinh doanh H.T.H.C. (trú tại xã Gio Quang, huyện Gio Linh).
Tại thời điểm kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện hộ kinh doanh này có 2.150 bao thuốc lá điếu nhập lậu (1.900 bao thuốc lá hiệu Jet, 250 bao thuốc lá hiệu Hero) và 9,1 kg sản phẩm nghi là pháo hoa nổ nhập lậu.
Lực lượng chức năng đã thu giữ tang vật, chuyển hồ sơ vụ vi phạm cho cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Gio Linh, tiếp tục điều tra làm rõ và xử lý theo quy định.
Liên quan đến vấn đề phát hiện và bắt giữ hàng nhập lậu, khoảng 4h40 ngày 16/4, tại tuyến đường thuộc địa phận thôn Cang Gián (xã Trung Giang, huyện Gio Linh, Quảng Trị), Phòng Cảnh sát Kinh tế phối hợp với Phòng CSGT Công an tỉnh Quảng Trị tiến hành kiểm tra ô tô BKS 74D - 000.19 do Trần Thiên Nam Kha (30 tuổi, trú phường Đông Lễ, TP Đông Hà, tỉnh Quảng Trị) điều khiển và ô tô BKS 29H - 019.88 do Trần Quốc Cường (29 tuổi, trú thị trấn Hưng Nguyên, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An) điều khiển.
Qua kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện trên 2 ô tô có khoảng gần 1.800 chai rượu do nước ngoài sản xuất với tổng trị giá hàng hóa ước tính gần 600 triệu đồng. Tại thời điểm kiểm tra, 2 tài xế không xuất trình được giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ của số hàng hóa trên.
Hiện, vụ việc đang được cơ quan chức năng tiếp tục điều tra, làm rõ.
Nhiệm vụ trọng tâm và xuyên suốt
Xác định đây là một nhiệm vụ trọng tâm và xuyên suốt, thời gian qua các lực lượng QLTT, công an, hải quan… đã phối hợp, kiểm tra theo từng chuyên đề, qua đó phát hiện, xử lý nhiều vụ vi phạm có quy mô lớn. Để chủ động và đấu tranh hiệu quả hơn, thời gian qua, Ban Chỉ đạo 389 Hà Nội đã yêu cầu các đơn vị thành viên tập trung điều tra cơ bản, nắm tình hình theo lĩnh vực, địa bàn quản lý; chủ động xây dựng các biện pháp đấu tranh, nhận diện phương thức, thủ đoạn mới của các đối tượng.
Với mục tiêu cao nhất là bảo vệ thị trường, bảo vệ người tiêu dùng và doanh nghiệp, ông Chu Xuân Kiên - Cục trưởng Cục QLTT Hà Nội cho hay, trong bối cảnh người tiêu dùng đang dần chuyển sang mua sắm trên các nền tảng TMĐT, đơn vị sẽ chỉ đạo các đội nghiệp vụ tăng cường phối hợp, kiểm tra, xử lý hành vi lợi dụng hoạt động TMĐT để kinh doanh hàng hóa nhập lậu, hàng cấm, hàng giả, hàng vi phạm an toàn thực phẩm… Đồng thời, phối hợp kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm trong xúc tiến thương mại, lợi dụng khuyến mại để trà trộn, đưa vào lưu thông hàng giả, hàng cấm, hàng không rõ nguồn gốc.
Cũng theo Tổng cục QLTT, nhằm mục tiêu nâng cao nhận thức của người tiêu dùng trong việc mua các sản phẩm chính hàng, rõ nguồn gốc xuất xứ; tạo mối liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp, người tiêu dùng với cơ quan quản lý nhà nước trong ngăn chặn, phát hiện, xử lý các sản phẩm hàng giả, hàng vi phạm, hạn chế mức thấp nhất khả năng lưu thông trên thị trường, lực lượng QLTT đã có những kênh thông tin tiếp nhận thông tin của người tiêu dùng và các bên liên quan thông báo về những vi phạm trên thị trường để kịp thời kiểm tra, xử lý.
Tiêu biểu, đường dây nóng 190088655 của lực lượng trong năm 2021 đã tiếp nhận trên 2.000 cuộc gọi phản ánh, được các đơn vị liên quan xác minh và xử lý nghiêm khi có vi phạm. Không chỉ những thông tin cung cấp trên hệ thống cổng thông tin chính thức, Tổng cục QLTT còn sử dụng những kênh truyền thông trên mạng xã hội như Youtube, TikTok… để hướng dẫn giới thiệu cách nhận biết hàng thật, hàng giả để người tiêu dùng có thể tự nhận biết, tự bảo vệ chính mình.
Song song với công tác kiểm tra, xử lý, lực lượng QLTT cũng chú trọng triển khai tuyên truyền, hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện theo đúng quy định pháp luật. Trong đó, đơn vị có hoạt động phối hợp với Sở Công Thương ở các địa phương tổ chức ký cam kết với các doanh nghiệp thực hiện đúng quy định pháp luật nhằm đảm bảo bình ổn thị trường và bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.
Mới đây, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá Lê Đức Giang ký quyết định xử phạt hơn 400 triệu đồng đối với Công ty TNHH Thương mại Song Dương (gọi tắt Công ty Song Đương) do trang trại lợn của công ty này vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Ngày 22/10/2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 135/2024/NĐ-CP quy định cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ.
Gỗ xử lý tịch thu không còn hợp pháp là một trong những điều chỉnh được quy định tại Nghị định 120/NĐ-CP vừa được Chính phủ ban hành hôm 30/9 khi sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 102/2020/NĐ-CP.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.
Ông Lê Đức Giang, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ký văn bản chấn chỉnh thực hiện dự án nạo vét lòng hồ Khe Trầu (phường Trúc Lâm, TX Nghi Sơn), sau phản ánh của Tạp chí Kinh tế nông thôn.
Liên quan đến trang trại tổng hợp gây ô nhiễm môi trường ở xã Thăng Bình, UBND huyện Nông Cống (Thanh Hoá) yêu cầu chủ trang trại dừng nuôi lợn, hoàn thiện hồ sơ cấp phép môi trường và hoàn thiện các hạng mục, công trình xây dựng phục vụ hoạt động sản xuất theo đúng quy định.