Là địa phương còn nhiều khó khăn, lẽ ra chính quyền xã Kỳ Tây (Kỳ Anh) phải tiết kiệm chi tiêu, tận dụng tối đa nguồn vốn để đầu tư xây dựng hạ tầng phục vụ nhân dân. Thế nhưng, lãnh đạo địa phương này lại để xảy ra nhiều sai phạm khiến người dân bức xúc.
Bài 1: Sai phạm trong xây dựng công trình và chi tiêu ngân sách
Không những sai phạm nhiều hạng mục ở xây dựng công trình Khu thể thao văn hóa xã, lãnh đạo xax Kỳ Tây (Kỳ Anh - Hà Tĩnh) còn để xảy ra một số sai phạm khác như chi tiêu ngân sách sai mục đích với số tiền không nhỏ và một số sai phạm khác…
Khu thể thao văn hóa làm gian dối
Khu thể thao văn hóa xã Kỳ Tây được xây dựng từ nguồn vốn thực hiện Đề án “Tăng cường và nâng cao chất lượng hệ thống thiết chế văn hóa thể thao cơ sở năm 2019” nhằm nâng cao chất lượng đời sống văn hóa cho người dân thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), với tổng số vốn là 511.373.000 đồng. Công trình bao gồm 1 sân bóng đá, 2 sân bóng chuyền và điểm vui chơi cho người già, trẻ em. Chủ đầu tư là UBND xã Kỳ Tây, Công ty CP TVTKXD Hoàng Phương là đơn vị thi công. Công ty CPTM & DVXD Long Tân là đơn vị vị tư vấn thiết kế.
Công trình được khởi công đầu năm 2019, đến ngày 07/5/2019 được nghiệm thu và đưa vào sử dụng. Người dân ở đây vốn xa trung tâm phố thị nên khi có được một khu vui chơi thể thao văn hóa rộng lớn như vậy để vui chơi sau những ngày lao động vất vả cực nhọc đã rất vui mừng, phấn khởi. Tuy nhiên, chỉ một thời gian ngắn sau ngày đưa vào sử dụng công trình đã xuống cấp một cách nghiêm trọng.
Nghi ngờ có dấu hiệu gian dối, bớt xén vật liệu trong quá trình thi công nên người dân địa phương đã phản ánh đến Tạp chí Kinh tế nông thôn. Tiếp nhận ý kiến, phóng viên đã nhiều lần về tìm hiểu thực hư câu chuyện.
Làm việc với chúng tôi, ông Nguyễn Hồng Thắng, Chủ tịch UBND xã Kỳ Tây thừa nhận việc dân phản ánh là đúng. Tuy nhiên, ông Thắng cũng giải thích rằng thời điểm xây dựng Khu thể thao văn hóa nói trên ông đang là Phó Chủ tịch UBND xã nên nhiều nội dung ông không nắm được mà tất cả đều thuộc thẩm quyền Chủ tịch UBND xã lúc bấy giờ là ông Nguyễn Thanh Đương.
Để có cơ sở phản ánh khách quan, chúng tôi đã có mục sở thị ra vị trí Khu thể thao văn hóa trên để tận mắt xem xét. Quả đúng như ý kiến của người dân phản ánh. Chỉ nhìn qua thôi cũng đã thấy rõ sự xuống cấp nghiêm trọng của công trình mới đưa vào sử dụng chưa tròn 2 năm.
Theo thiết kế, Khu thể thao văn hóa có hạng mục sân khấu. Sân khấu sau khi được xây bằng đá, gạch thẻ đổ nền đầm xong sẽ được lát đá các bậc tam cấp; nền, sàn lát bằng gạch 400 x 400 mm, chân tường, viền tường, viền trụ, cột được ốp gạch. Sân bóng chuyền lát gạch chỉ… Quá trình thi công, chủ đầu tư đã cho nhà thầu thay đổi một số hạng mục nêu trên không lát đá, gạch nữa.
Vậy nhưng trong quá trình thi công không biết chủ đầu tư có phân công người giám sát chặt chẽ hay không mà đến nay công trình đã xuống cấp nghiêm trọng. Cụ thể, theo quan sát của chúng tôi, mặt nền sân khấu bị sụt lún, nứt nẻ, mặt sàn chỉ được láng một lớp vữa, hồ bằng cát và xi măng rất mỏng đã gây bong, tróc nham nhở. Mương thoát nước xung quanh sân bóng đá nhiều chổ sụp, vỡ tấm đậy, hàng rào cột bê tông xung quanh sân bóng đá nghiêng ngả, dây thép rào tuột, xộc xệch…
Điều bất ngờ ở đây là mặc dù các hạng mục nêu trên đã được thay đổi thiết kế nhưng khi thanh quyết toán khối lượng hoàn thành theo hợp đồng lại được chủ đầu tư duyệt thanh toán đầy đủ cả những hạng mục này. Chỉ tạm tính sơ sơ số tiền được thanh toán cho ốp, lát gạch đã gần 50 triệu đồng, chưa nói đến sự nghi ngờ về việc các hạng mục khác có thể cũng làm gian dối, bớt xén vật liệu, khối lượng so với thực tế được thanh toán (?!)
Đã vậy, trong biên bản nghiệm thu công trình chủ đầu tư lại đánh giá: “Thi công xây dựng theo đúng bản vẽ thiết kế được phê duyệt, đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật xây dựng, đạt yêu cầu thiết kế. Sau khi xem xét tại hiện trường, hội đồng nghiệm thu chấp nhận nghiệm thu giai đoạn hoàn thành công trình xây dựng cho đơn vị thi công làm các thủ tục thanh toán” (?!) – Trích Kết luận Biên bản nghiệm thu.
Sai phạm chi ngân sách, biến hóa cách quyết toán
Cùng chung nội dung phản ánh của người dân, đem câu chuyện chi tiêu ngân sách xã được cho là sai mục đích ra trao đổi. Trả lời câu hỏi của chúng tôi về việc có hay không năm 2019 UBND xã có nội dung chi sai ngân sách địa phương với số tiền 96 triệu đồng, ông Nguyễn Hồng Thắng, Chủ tịch UBND xã Kỳ Tây cũng thừa nhận là việc này dân phản ánh đúng, nhưng ông Thắng cũng giải thích là việc đó do Chủ tịch trước làm.
“Việc lãnh đạo địa phương năm 2019 có chi 96 triệu đồng vào nhiều việc dẫn đến sai mục đích là có, các nội dung chi theo tôi được biết chủ yếu là chi tiếp khách, rồi chi cho cán bộ đi tham quan NTM, quà cáp, ăn uống… nên không thể đưa vào quyết toán được. Sau đó đồng chí ấy (Chủ tịch UBND xã cũ - PV) đã đưa vào nội dung trồng cây cảnh trong khuôn viên trụ sở UBND xã, nhưng thực tế chỉ chi 30 triệu đồng để mua cây cảnh mà thôi. Nội dung này dân phản ánh, Ban Kinh tế hạ tầng, Phòng Tài chính của huyện cũng đã về kiểm tra, xác minh và im lặng đồng ý cho qua”, ông Nguyễn Hồng Thắng cho biết.
Cùng nội dung này, trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Đức Toàn, Trưởng thôn Đồng Xuân, xã Kỳ Tây cho biết: “Tôi là đại biểu HĐND xã nhiệm kỳ 2016 - 2021, được phân công nằm trong Ban Kinh tế của xã, tôi biết rõ nội dung này. Việc lãnh đạo xã chi sai mục đích 96 triệu đồng là có, sau đó chuyển nội dung quyết toán sang chi ngân sách cho việc trồng cây cảnh nhưng thực tế không trồng cây nào hết”.
Còn nội dung khác thì sao? Năm 2015, trên hỗ trợ thiệt hại lúa cho dân trong xã với số tiền 53 triệu đồng, nếu trả cho dân thì bình quân mỗi hộ chỉ được trên dưới chục ngàn đồng nhưng chính quyền xã Kỳ Tây đã không chi mà để lại như vậy liệu có đúng?
Với những sai phạm trên, người dân cho rằng, số tiền thiệt hại từ công trình Khu thể thao văn hóa, rồi chi tiêu sai ngân sách địa phương hay giữ tiền hỗ trợ thiệt hại lúa của dân… là không lớn. Tuy nhiên, nhiều người dân nơi đây lại cho rằng, đó chỉ là một trong những nội dung rõ ràng, ai ai cũng biết, chứ không chỉ có vậy?! Và số tiền đó nếu được sử dụng đúng mục đích sẽ giúp được dân bao nhiêu việc. Bởi địa phương này người dân còn khó khăn nhiều lắm nếu huy động dân đóng góp để xây dựng các công trình NTM được từng đó là không dễ chút nào.
Chưa nói đến điều người dân phân vân nhất là tại sao dân phản ánh, cấp trên về thanh kiểm tra, biết chính quyền xã chi sai ngân sách lại làm ngơ bỏ qua và đi về mà không yêu cầu thu hồi hoặc xử lý, khác nào tạo điều kiện cho cán bộ cấp dưới làm sai cứ thế tiếp tục làm sai?
Cũng chính từ đó mà gần đây xung quanh câu chuyện xây dựng chợ thương mại của xã Kỳ Tây đã gây xôn xao dư luận về những bất cập khi chợ đi vào hoạt động nhưng lãnh đạo chính quyền xã này vẫn thờ ơ vô trách nhiệm để Ban quản lý chợ tự tung, tự tác muốn làm gì thì làm.
Mới đây, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá Lê Đức Giang ký quyết định xử phạt hơn 400 triệu đồng đối với Công ty TNHH Thương mại Song Dương (gọi tắt Công ty Song Đương) do trang trại lợn của công ty này vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Ngày 22/10/2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 135/2024/NĐ-CP quy định cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ.
Gỗ xử lý tịch thu không còn hợp pháp là một trong những điều chỉnh được quy định tại Nghị định 120/NĐ-CP vừa được Chính phủ ban hành hôm 30/9 khi sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 102/2020/NĐ-CP.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.
Ông Lê Đức Giang, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ký văn bản chấn chỉnh thực hiện dự án nạo vét lòng hồ Khe Trầu (phường Trúc Lâm, TX Nghi Sơn), sau phản ánh của Tạp chí Kinh tế nông thôn.
Liên quan đến trang trại tổng hợp gây ô nhiễm môi trường ở xã Thăng Bình, UBND huyện Nông Cống (Thanh Hoá) yêu cầu chủ trang trại dừng nuôi lợn, hoàn thiện hồ sơ cấp phép môi trường và hoàn thiện các hạng mục, công trình xây dựng phục vụ hoạt động sản xuất theo đúng quy định.