Bài 2: Chính quyền thiếu trách nhiệm khi để BQL chợ Kỳ Tây tự ý cơi nới sai quy định
Chợ Kỳ Tây (Kỳ Anh - Hà Tĩnh) khánh thành và đi vào hoạt động vào cuối năm 2016. Tuy nhiên, sau một thời gian đi vào hoạt động, BQL chợ đã tự ý cơi nới thêm nhiều ki-ốt để cho thuê trái quy định nhưng chính quyền vẫn thờ ơ khiến người dân bức xúc.
Được khánh thành và đi vào hoạt động vào cuối năm 2016, chợ Kỳ Tây (huyện Kỳ Anh- Hà Tĩnh) được các cấp đánh giá cao với sự nỗ lực của cấp ủy Đảng, chính quyền trong việc hoàn thành tiêu chí chợ trong chủ trương xây dựng nông thôn mới (NTM), góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội của địa phương. Tuy nhiên, sau một thời gian đi vào hoạt động Ban quản lý (BQL) chợ đã tự ý cơi nới thêm nhiều ốt để cho thuê trái quy định nhưng chính quyền vẫn thờ ơ khiến người dân bức xúc.
Theo phương án bố trí, sắp xếp ngành nghề kinh doanh và thiết kế được các cấp phê duyệt, chợ Kỳ Tây có tổng diện tích 1.273m2, bao gồm các hạng mục: Đình chợ 120m2; khu vực các mặt hàng kinh doanh, hàng tạp hóa 108m2; khu vực bán hàng quần áo diện tích 67,5m2; khu vực bán hàng khô diện tích 54m2; khu vực chợ trời diện tích 220m2; nhà vệ sinh, cây xanh, giao thông 125,5m2; lò đốt rác, khu tập kết rác thải, bể nước 25,6m2; phòng điều hành của BQL chợ 13,5m2; nhà để xe 90m2… Tổng vốn đầu tư hơn 3,7 tỷ đồng. Hợp tác xã dịch vụ tổng hợp Toản Lan là chủ đầu tư, do ông Nguyễn Quốc Toản làm Giám đốc.
Ngày 30/12/2016, chợ Kỳ Tây được khánh thành. Cũng từ đó, BQL chợ đã tổ chức ký kết hợp đồng với tất cả tiểu thương kinh doanh buôn bán. Đến tháng 5/2020, UBND xã Kỳ Tây ký tờ trình đề nghị UBND huyện phê duyệt phương án bố trí, sắp xếp ngành nghề kinh doanh tại chợ. Tuy nhiên, điều khiến các tiểu thương phân vân là so với phương án thiết kế, quy hoạch tổng thể mặt bằng sử dụng đất được các cấp thẩm định và UBND tỉnh phê duyệt ban đầu thì chợ đã bị thay đổi nhiều so với thiết kế ban đầu nhưng lãnh đạo xã vẫn vô tư ký tờ trình như chưa hề có chuyện gì xảy ra, thể hiện sự thiếu trách nhiệm của BQL chợ và lãnh đạo chính quyền địa phương.
Cụ thể, theo quan sát của chúng tôi, khu vực nhà để xe đã được BQL cơi nới làm thành nhiều ki-ốt bán cho các tiểu thương vào đầu năm 2017, bình quân mỗi ki-ốt từ 40 – 50 triệu đồng. Phòng điều hành BQL chợ nay biến thành cửa hàng tạp hóa, bán thuốc, vật dụng thú y với giá cho thuê 160 triệu đồng.
Chưa nói đến chợ không có không gian cây xanh như thiết kế, khu chợ trời không đạt diện tích theo quy chuẩn, tổng thể chợ nhiều hạng mục không đúng với thiết kế như cổng chợ, đường đi lối mở, cách sắp xếp các gian hàng; điện thoại BQL chợ không thể liên lạc được khi cần, mà nếu có nghe máy thì người nghe máy lại là bà Nguyễn Thị Nhi, Chủ tịch MTTQ xã chứ không phải BQL chợ. Ngoài ra, hệ thống phòng cháy, chữa cháy thường xuyên bị khóa, nếu không may xảy ra cháy nổ sẽ rất khó tiếp cận kịp thời…
Bên cạnh đó, hệ thống xử lý nước thải cũng không bảo đảm dẫn đến gây ô nhiễm môi trường khiến tiểu thương trong chợ và người dân sống xung quanh hết sức bức xúc.
Để việc phản ánh khách quan, phóng viên đã nhiều lần tìm cách liên lạc với BQL chợ nhưng không thể tiếp cận, gọi số điện thoại được công bố trên bảng cổng chợ cũng không thể liên lạc vì không nghe máy, thậm chí số điện thoại được Chủ tịch UBND xã cung cấp cũng không thể liên lạc (?!).
Trước thực trạng trên, phóng viên đã đến đăng ký làm việc với ông Nguyễn Hồng Thắng, Chủ tịch UBND xã Kỳ Tây, quá trình tiếp cận nhiều lần phóng viên đề nghị xin photo hồ sơ chợ nhưng vị Chủ tịch xã này chỉ hứa mà không thực hiện nên phóng viên đặt câu hỏi nghi ngờ liệu có sự bao che?
Không thể chấp nhận kiểu trốn tránh của BQL chợ và sự thờ ơ thiếu trách nhiệm của lãnh đạo chính quyền xã, phóng viên đã trực tiếp đến chợ để lắng nghe tiểu thương phản ánh. Tiếp xúc với chúng tôi, các tiểu thương đều cho rằng việc BQL chợ tự ý cơi nới, xây dựng thêm nhiều ki-ốt để cho thuê như vậy sẽ ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến quy hoạch và không gian của chợ. Bên cạnh đó sẽ gây ra nhiều khó khăn trong công tác phòng chống cháy nổ khi gặp sự cố.
Chỉ vào dãy ki-ốt liền kề, một tiểu thương bán hàng tại chợ cho biết, dãy ki-ốt này được cơi nới sau khi có chợ mới. Ban đầu đây là khu vực nhà xe, nhưng nay BQL chợ làm thêm để cho thuê với giá từ 50 triệu đồng/ki-ốt/thời hạn 49 năm, nhưng nhà để xe thì đã không còn.
Đồng quan điểm, một tiểu thương khác chia sẻ: “BQL chợ cơi nới xây thêm ki-ốt không biết có chủ trương và cấp nào cho phép không nhưng trên thực tế chúng tôi thấy rất lộn xộn, gây ảnh hưởng đến quy hoạch. Biết rằng tiểu thương có nhu cầu và BQL chợ thu thêm được số tiền rất lớn nhưng tôi nghĩ tiểu thương bỏ tiền ra thuê ki-ốt sẽ đối mặt với sự mất an toàn khi xảy ra sự cố như chập điện hay cháy nổ…”.
Mặc dù đã rất nhiều lần đến làm việc và không thể tiếp cận với BQL chợ nhưng để làm rõ hơn việc BQL chợ xây dựng thêm nhiều ki-ốt, làm sai thiết kế ban đầu, thêm một lần nữa phóng viên đến làm việc với ông Nguyễn Hồng Thắng, Chủ tịch UBND xã Kỳ Tây. Trao đổi với chúng tôi, ông Thắng cho biết: “Chợ Kỳ Tây được xây dựng và đi vào hoạt động cuối năm 2016, chợ được các cấp, các ngành thẩm định, phê duyệt và đã được thụ hưởng chính sách hỗ trợ phát triển thương mại nông thôn của tỉnh là 500 triệu đồng. Khi đi vào hoạt động, giá mỗi ki-ốt cho thuê theo tôi được biết dao động từ 50 - 200 triệu đồng, thời hạn sử dụng 49 năm. Về số ki-ốt được BQL chợ cơi nới thì không có trong quy hoạch, không có trong thiết kế”.
Tuy nhiên, khi chúng tôi hỏi trách nhiệm của chính quyền địa phương, ông Thắng lại đùn đẩy trách nhiệm cho người tiền nhiệm là ông Nguyễn Viết Kỳ, Chủ tịch UBND xã Kỳ Tây nhiệm kỳ trước.
Thiết nghĩ, việc chủ trương xã hội hóa trong việc xây dựng chợ ở nông thôn là một việc làm hết sức đúng đắn. Tuy nhiên, việc BQL chợ Kỳ Tây sau khi thực hiện xây dựng chợ đã được các cấp các ngành phê duyệt thiết kế và đã được hưởng lợi từ chính sách hỗ trợ phát triển thương mại nông thôn của tỉnh Hà Tĩnh là 500 triệu đồng nhưng nay vì hám lợi đã tự ý cơi nới, điều chỉnh sai với thiết kế dẫn đến để tiểu thương lo lắng sự mất an toàn là điều không thể chấp nhận.
Chưa nói đến sự thờ ơ, thiếu trách nhiệm của lãnh đạo chính quyền địa phương xã Kỳ Tây lại là một điều đáng trách. Đề nghị các cơ quan chức năng cần sớm vào cuộc để chấn chỉnh, xử lý trả lại thiết kế ban đầu cho chợ Kỳ Tây, sớm ổn định tâm lý của tiểu thương khi họ luôn lo lắng sự mất an toàn trong việc kinh doanh ở chợ này.
Tiêu chí chợ nông thôn: “…lối đi phải bảo đảm quy định, lối đi chính có chiều rộng không nhỏ hơn 3,6 m, lối đi phụ có chiều rộng không nhỏ hơn 2,4 m; tỷ lệ diện tích sân vườn, cây xanh phù hợp với tiêu chuẩn thiết kế chợ Việt Nam (9211:2012); tỷ lệ diện tích mua bán ngoài trời lớn hơn 25% tổng diện tích đất xây dựng các hạng mục trong chợ; bảng hiệu thể hiện tên chợ, địa chỉ, thư điện tử, số điện thoại của tổ chức quản lý chợ; khu vực vệ sinh bố trí nam, nữ riêng và đảm bảo vệ sinh môi trường; bãi đậu xe (ngoài trời hoặc có mái che) phù hợp với lưu lượng người vào chợ, bố trí bảo đảm trật tự, an toàn cho người và tài sản, các hoạt động giao thương tại chợ;
Có phương án, thiết bị cấp điện, nước sạch, phòng cháy, chữa cháy đáp ứng yêu cầu; có khu ưu tiên trưng bày, bán hàng hóa nông sản sản xuất tại địa phương; cán bộ quản lý, nhân viên làm việc, kinh doanh tại chợ có ý thức cải thiện, đẩy mạnh văn minh thương mại, văn hóa ứng xử trong kinh doanh, có trên 70% cán bộ quản lý, nhân viên làm việc tại đơn vị quản lý chợ đã được tập huấn, đào tạo kiến thức và cấp chứng chỉ trở lên về nghiệp vụ quản lý chợ; có cân đối chứng, thiết bị đo lường đặt ở vị trí thuận lợi để người tiêu dùng tự kiểm tra…”.
Mới đây, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá Lê Đức Giang ký quyết định xử phạt hơn 400 triệu đồng đối với Công ty TNHH Thương mại Song Dương (gọi tắt Công ty Song Đương) do trang trại lợn của công ty này vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Ngày 22/10/2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 135/2024/NĐ-CP quy định cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ.
Gỗ xử lý tịch thu không còn hợp pháp là một trong những điều chỉnh được quy định tại Nghị định 120/NĐ-CP vừa được Chính phủ ban hành hôm 30/9 khi sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 102/2020/NĐ-CP.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.
Ông Lê Đức Giang, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ký văn bản chấn chỉnh thực hiện dự án nạo vét lòng hồ Khe Trầu (phường Trúc Lâm, TX Nghi Sơn), sau phản ánh của Tạp chí Kinh tế nông thôn.
Liên quan đến trang trại tổng hợp gây ô nhiễm môi trường ở xã Thăng Bình, UBND huyện Nông Cống (Thanh Hoá) yêu cầu chủ trang trại dừng nuôi lợn, hoàn thiện hồ sơ cấp phép môi trường và hoàn thiện các hạng mục, công trình xây dựng phục vụ hoạt động sản xuất theo đúng quy định.