Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 19 tháng 4 năm 2024  
Thứ tư, ngày 15 tháng 3 năm 2017 | 10:25

Những nông dân thời hội nhập

KTNT - Tích cực áp dụng công nghệ vào sản xuất, chủ động kết nối thị trường, học hỏi, giao thương qua mạng Internet, chuyện  những nông dân làm việc nơi ruộng đồng, lúc lại hí hoáy check mail, lướt web để nắm bắt thông tin nay không còn là chuyện “hiếm có, khó tìm” ở Hà Tĩnh...

Làm giàu từ internet

Khát vọng làm giàu lĩnh vực nông nghiệp chưa bao giờ nguội tắt trong anh Đậu Tiến Sỹ. Người nông dân chân chất ngày nào, giờ đã là giám đốc một doanh nghiệp ăn nên làm ra, song, anh  không cho phép mình thỏa mãn với hiện tại. Với anh, phát triển Công ty TNHH Khánh Giang cũng chính là để thỏa mãn giấc mơ làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.

Chấp nhận mạo hiểm, dám đương đầu với khó khăn, anh mạnh dạn bàn với  vợ đầu tư 48 tỷ đồng trên diện tích 27 ha ở xã Đức Dũng (Đức Thọ) để làm trang trại chăn nuôi bò sữa. Bắt đầu  hành trình đó không hề đơn giản, anh cần mẫn như con ong sẵn sàng xách ba lô đi đến các miền để tìm hiểu thị trường, không ngừng tìm tòi, nghiên cứu từ khâu chọn giống, thức ăn, cách chăm sóc từ internet và những giáo sư, tiến sĩ trong lĩnh vực nông nghiệp. Trời không phụ lòng người, sau 6 tháng xây dựng, anh đã tìm được nguồn giống đảm bảo, tiến hành thả nuôi lứa đầu tiên với 210 con bò sữa nhập khẩu từ Ôtxtrâylia, dự kiến doanh thu đạt 15– 20 tỷ đồng/năm.  Đây cũng là trang trại chăn nuôi bò sữa đầu tiên và cũng là mô hình chăn nuôi lớn nhất trên địa bàn huyện Đức Thọ từ trước tới nay. Ngoài ra ,gia đình anh Sỹ còn sở hữu cơ ngơi nhiều người mơ ước với  với trang trại nuôi lợn liên kết quy mô 1.200 con/lứa  ở Thuận Lộc (thị xã Hồng Lĩnh) với doanh thu 8–10 tỷ đồng/năm, từ hai trang trại này đã tạo công ăn việc làm cho 30 lao động với thu nhập 4 – 5 triệu đồng/người/tháng.

 
Trang trại của anh Đậu Tiến Sỹ ở xã Đức Dũng (Đức Thọ).

Điều đặc biệt, khi bắt tay thực hiện hay khi đã thành danh, anh Sỹ luôn tâm niệm: “Làm gì cũng cần có khoa học công nghệ, chịu khó tìm hiểu. Người nông dân trong xu thế hội nhập phải  biết liên kết, chia sẻ, hỗ trợ nhau với quan điểm “biết cho đi mới là người giàu có”. Đặc biệt trong lĩnh vực chăn nuôi thì công tác bảm đảm môi trường và dịch bệnh phải luôn tuân thủ nghiêm ngặt. Đó là “chìa khóa” dẫn đến thành công. 

“Sắp tới trang trại sẽ đón thêm 300 chú bò sữa từ  Ôtxtrâylia về và dự định không xa tôi sẽ làm thêm nhà máy chế biến sữa để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh, tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho người lao động tại địa phương”, anh Sỹ cho biết thêm.

Bắt nhịp thời đại, những người nông dân không còn bị động, trông chờ vào sự hỗ trợ hay bằng lòng với quy luật “được mùa - mất giá”. Họ tỉ mẩn trong từng công đoạn, áp dụng khắt khe yêu cầu kỹ thuật, chứ không còn sản xuất “nhờ trời” như trước. Đây cũng là “chìa khóa” để ông Nguyễn Thế Long chọn cây thanh long cho vườn mẫu của mình trên vùng đất Hồng Lĩnh (Vượng Lộc, Can Lộc).
Ông Long chia sẻ: Qua mạng internet và được hai con đang công tác ở Hà Nội trợ giúp, tôi đã ra tận Ba Vì (Hà Nội) để mua giống thanh long ruột đỏ. Thời gian đầu, gia đình tôi gặp nhiều khó khăn từ khâu chăm sóc đến cách phòng, trị bệnh nhưng tôi mày mò, học hỏi kỹ thuật qua các trang web. Từ đó đến nay, cây thanh long bén duyên với gia đình tôi và đã cho thu nhập cao, với 750 gốc, cứ 15 ngày nở hoa thì sau 1 tháng đã cho thu hoạch. 


 
Vườn thanh long của ông Nguyễn Thế  Long, thôn Hồng Lĩnh (Vượng Lộc, Can Lộc) cho thu nhập từ 50- 70 triệu đồng/năm

Đến tiêu thụ sản phẩm

Nói về việc bao tiêu sản phẩm, ông Long cho biết: “.Qua các trang mạng xã hội thì sản phẩm thanh long ruột đỏ của gia đình đã được kết nối với trường trong và ngoài tỉnh. Với giá 50.000 đồng/kg, thu nhập từ vườn thanh long từ 50 – 70 triệu đồng mỗi năm”. 

Cũng với mục đích tìm kiếm thông tin qua mạng, anh Nguyễn Văn Tiến, chủ cơ sở sản xuất nhung hươu Nhung Tiến - Hương Sơn hồ hởi chia sẻ: “Nuôi hươu là nghề truyền thống từ mấy đời của gia đình tôi. Qua sự giới thiệu của bạn bè, tôi tham khảo thêm và tiến hành xây dựng trang web website: http://www.nhunghuouhuongson.com để quảng bá sản phẩm. Đến nay, tuy mới đưa vào sử dụng được gần 1 năm nhưng thị trường đã mở rộng hơn, có đơn hàng ở các tỉnh miền Nam”.

Giờ đây, sản phẩm của cơ sở anh Tiến có thể cung cấp khắp nơi. Thị trường mở rộng đồng nghĩa với việc hiệu quả sản xuất ngày một tăng, nâng cao thu nhập cho gia đình khi hiện nay số lượng lên đến 50 con và cho sản phẩm hàng ngày. Cũng theo anh Tiến, chi phí xây dựng ban đầu của 1 website là 4 triệu đồng, tiền duy trì hoạt động tính ra mỗi tháng chưa đến 100.000 đồng cũng là một thuận lợi để các cơ sở kinh doanh vừa có thể thực hiện được.

Anh Trần Quốc Hòa - chủ trang trại nuôi gà cho thu nhập “khủng” ở TP Hà Tĩnh nhờ tích cực học hỏi kinh nghiệm kinh doanh trên các phương tiện truyền thông, cộng với sự nhanh nhạy của bản thân đã xây dựng được kiểu liên kết sản xuất và quảng bá sản phẩm rất hiệu quả. Ngoài việc chăn nuôi ở trang trại, anh mở thêm một nhà hàng chuyên chế biến món ăn từ gà thu hút khá nhiều khách, từ đó quảng bá thêm thương hiệu gà sạch mà cơ sở đang sản xuất. Anh cũng đang triển khai xây dựng trang web riêng để giới thiệu sản phẩm ra thị trường.

Hình ảnh người nông dân quanh năm “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”, “con trâu đi trước, cái cày theo sau” dần lùi vào dĩ vãng. Với  sự năng động, nhạy bén bắt kịp với xu thế phát triển thời đại các sản phẩm từ vườn mẫu, trang trại đã được tiêu thụ một cách nhanh chóng nhờ đó đã xuất hiện nhiều ông chủ, bà chủ trên mãnh đất “chảo lửa túi mưa” Hà Tĩnh.

Trà Giang

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

  • Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Năm 2023 để lại nhiều dấu ấn trong cả sản xuất, chế biến và xuất khẩu nông sản, nhất là đối với hai mặt hàng lúa gạo và rau quả.

Top