Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 27 tháng 4 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 16 tháng 8 năm 2019 | 11:27

Nỗ lực của huyện miền núi Sa Thầy

Phát huy hiệu quả các nguồn lực để tập trung xây dựng nông thôn mới (XDNTM), diện mạo nông thôn huyện Sa Thầy (Kon Tum) đã có nhiều thay đổi, thu nhập của người dân không ngừng được nâng lên, tỷ lệ hộ nghèo giảm…

anh-1.jpg
Chủ tịch UBND huyện Nguyễn Ngọc Sâm (phải) thăm hỏi, động viên người dân sản xuất.

Nỗ lực vượt khó

Đến nay, tổng số tiêu chí đạt của các xã là 107, bình quân 10,7 tiêu chí/xã. Cụ thể, Sa Thầy có 2 xã về đích NTM (Sa Sơn, Sa Nhơn), 01 xã đạt 13/19 tiêu chí (Sa Nghĩa), 01 xã đạt 10/19 tiêu chí (Ya Tăng), 01 xã đạt 9/19 tiêu chí (Mô Rai), 02 xã đạt 8/19 tiêu chí (Rờ Kơi, Ya Ly), 03 xã đạt 7/19 tiêu chí (Sa Bình, Ya Xiêr, Hơ Moong).

Bên cạnh  kết quả đạt được, trong quá trình triển khai XDNTM, huyện vẫn còn không ít  khó khăn, hạn chế. Là huyện khu vực miền núi, biên giới, có 7 xã thuộc diện đặc biệt khó khăn, 2 xã biên giới, tỷ lệ hộ nghèo còn cao. Mức huy động đóng góp của người dân còn thấp, vốn đầu tư của doanh nghiệp chưa nhiều… Do vậy, tiến độ triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng còn chậm, việc đầu tư của các nguồn vốn  còn nhiều bất cập, chưa đồng bộ, nguồn vốn trực tiếp từ Chương trình XDNTM còn hạn chế.

Ông Nguyễn Ngọc Sâm, Chủ tịch UBND huyện Sa Thầy, chia sẻ: Phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tuyên truyền, vận động để người dân tham gia đóng góp nguồn lực để xây dựng các công trình hạ tầng kinh tế - xã hội, đẩy mạnh phát triển kinh tế tại các xã trên địa bàn là những bài học kinh nghiệm được rút ra sau 8 năm triển khai XDNTM. Mặc dù vẫn còn nhiều khó khăn nhưng với sự chung sức đồng lòng của chính quyền và người dân, Sa Thầy quyết tâm thực hiện XDNTM theo đúng lộ trình đề ra.

Cơ chế đầu tư đặc thù

Về thăm Sa Sơn, xã về đích năm 2015, cũng là xã đầu tiên của Sa Thầy đạt 19/19 tiêu chí NTM, chúng tôi được biết, khi bắt đầu triển khai XDNTM, Sa Sơn chỉ đạt 4/19 tiêu chí, là xã có xuất phát điểm ở mức dưới trung bình của tỉnh.

 

anh-2.jpg
Giao thông nông thôn ở thôn Bình Trung, xã Sa Bình được bê tông hóa.

 

Sau khi được công nhận đạt chuẩn, vấn đề được đặt ra với Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Sa Sơn là làm sao giữ vững, nâng cao chất lượng các tiêu chí.

Lãnh đạo xã cho rằng, được công nhận đạt chuẩn chỉ là bước khởi đầu cho chặng đường dài tiếp theo. Chính vì vậy, Sa Sơn luôn xác định XDNTM là quá trình thường xuyên, liên tục chứ không phải công nhận xong là kết thúc. Xã tiếp tục đẩy mạnh nâng cao hơn nữa chất lượng các tiêu chí, nâng cao chất lượng đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn, đảm bảo sự tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững tại địa phương.

Trao đổi về việc các xã đang tích cực hoàn thành các tiêu chí NTM, ông Giả Tấn Đạt, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Sa Thầy, cho hay, hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn tiếp tục được cải thiện, phục vụ thiết thực cho đời sống sinh hoạt và sản xuất của người dân nông thôn. Cơ chế đầu tư đặc thù đối với các công trình thuộc Chương trình MTQG về XDNTM đã khuyến khích, vận động người dân tham gia tích cực vào XDNTM trên địa bàn.

 

 

 

Đức Sơn
Ý kiến bạn đọc
  • Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Theo vòng quay của thời gian, lại một tháng Tư nữa lại về! Tháng Tư về, nhiều khoảnh khắc thiên nhiên tươi đẹp đọng lại trong mỗi người khi mùa Xuân sắp qua đi, nhường chỗ cho mùa Hè tràn ngập ánh vàng lấp lánh của nắng, sắc trắng mong manh của hoa loa kèn có mặt ở mọi nẻo đường, nhiều góc phố Thủ đô yêu dấu.

  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

Top