Nổ mìn thi công dự án, hàng trăm nhà dân bị lún nứt:Chủ đầu tư nói gì?
Gần một năm nay, hàng trăm hộ dân bị lún, nứt nhà do nổ mìn thi công dự án đang phải sống trong cảnh nơm nớp lo sợ và mỏi mòn chờ đợi đền bù. Đề cập đến sự việc này, đại diện chủ đầu tư nói gì?
Như Báo Kinh tế nông thôn đã phản ánh, trong quá trình nổ mìn thi công gói thầu xây dựng số 22 Kênh chính, thuộc hợp phần hệ thống kênh Bắc sông Chu – Nam sông Mã, đã làm hàng trăm nhà dân ở xã Nguyệt Ấn, huyện Ngọc Lặc (Thanh Hóa) bị lún, nứt. Mặc dù dự án đã hoàn thành gần một năm nay, nhưng hàng trăm hộ dân bị bị ảnh hưởng vẫn phải sống trong cảnh nơm nớp lo sợ nhà có thể sập đổ bất cứ lúc nào thì vẫn phải mòn mỏi chờ... đền bù.
Dân lo nhà sập…
Dự án hợp phần hệ thống kênh Bắc sông Chu - Nam sông Mã (thuộc dự án hồ chứa nước Cửa Đạt), do Ban Quản lý đầu tư và Xây dựng thủy lợi 3 (thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT) làm chủ đầu tư. Tuyến kênh dài hơn 370 km, tổng vốn đầu tư hơn 4.300 tỉ đồng, khởi công vào năm 2011, đến nay cơ bản hoàn thành các tuyến chính. Công trình có chức năng cung cấp nước tưới cho hơn 31.000 ha đất nông nghiệp và cấp nước sinh hoạt cho nhiều địa phương ở tỉnh Thanh Hóa.
Gói thầu xây dựng số 22 nói trên được triển khai từ tháng 3/2015. Khi thi công qua địa bàn xã Nguyệt Ấn với chiều dài khoảng 7 km, do gặp đá ngầm lớn nằm dưới lòng đất, nên nhà thầu phải dùng phương án nổ mìn để mở kênh. Theo phản ánh của người dân địa phương, việc nổ mìn để thi công gói thầu này đã làm hàng trăm nhà dân ở 7 thôn của xã Nguyệt Ấn bị rạn nứt, hư hỏng, thậm chí nhiều nhà có nguy cơ đổ sập.
Tiếp xúc với PV, một số người dân có nhà bị ảnh hưởng bức xúc: Kế từ khi nhà thầu nổ mìn để thi công dự án, cuộc sống của họ không chỉ rơi vào cảnh lo sợ nhà sập, mà còn phải khổ sở vì nguồn nước sinh hoạt từ các giếng khoan bỗng nhiên bị mất. Mặc dù nhà thầu đã thi công hoàn thiện gói thầu xây dựng số 22 của dự án này gần một năm nay, nhưng hàng trăm hộ dân chúng tôi vẫn phải sống trong cảnh nơm nớp lo sợ nhà sập, thì vẫn phải mòn mỏi chờ đền bù.
Theo số liệu thống kê của UBND xã Nguyệt Ấn: Hiện toàn xã có hơn 400 giếng khoan của các hộ dân bị mất nguồn nước sinh hoạt. Trong đó, có khoảng 300 giếng nguồn nước bị mất hoàn toàn.
“Còn nhớ, vào dịp cuối năm 2017, ông Nguyễn Đức Quyền, Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thanh Hóa đi kiểm tra tiến độ thực hiện dự án này đã chỉ đạo: Sau khi gói thầu xây dựng số 22 hoàn thành, sẽ tiến hành đánh giá mức độ, phạm vi thiệt hại, để bồi thường thỏa đáng, công khai đến từng hộ dân bị ảnh hưởng. Thế nhưng, tại sao cơ quan chức năng lại chỉ mới đền bù cho 3 hộ dân?", một người dân cho biết.
Tính đến tháng 10/2018, ngoài 3 hộ dân đã được nhận tiền đền bù để di dời đến nơi ở khác an toàn, thì xã Nguyệt Ấn còn 349 nhà dân bị rạn nứt, hư hỏng. Trong đó, có 27 nhà thuộc diện cảnh báo nguy hiểm, nhưng chưa nhận được tiền hỗ trợ, đền bù, mặc dù công tác kiểm kê đã hoàn thành từ tháng 3/2018.
Đền bù cho dân nhanh hay chậm là trách nhiệm của huyện?
Được biết, người dân có nhà bị lún, nứt đã nhiều lần gửi đơn kiến nghị đến các cấp chính quyền đề nghị xem xét lại mức bồi thường do quá chênh lệch. Theo đó, UBND huyện Ngọc Lặc cũng đã tiến hành kiểm tra, thẩm định lại đối với những hộ không đồng ý với mức hỗ trợ đền bù như đã thông báo. Dù rằng, cơ quan chức năng đã tổ chức nhiều cuộc họp, nhưng đến nay vẫn chưa thống nhất được mức giá đền bù.
Xung quanh vấn đề này, trao đổi với PV, ông Lê Hữu Hải, Phó giám đốc Ban Quản lý đầu tư và Xây dựng thủy lợi 3, chủ đầu tư dự án, khẳng định: “Tổng số tiền đền bù thiệt hại cho các hộ dân có nhà bị lún, nứt theo báo cáo của UBND huyện là 17 tỷ đồng. Trong khi đó, chúng tôi đã chuyển cho huyện 11 tỷ đồng, còn 6 tỷ tồng nữa thì hiện giờ cũng đã có. Chúng tôi chỉ căn cứ vào tổng số tiền phải hỗ trợ, bồi thường cho dân mà huyện báo cáo, để đề xuất với Bộ Nông nghiệp và PTNT xem xét, phê duyệt và chuyển về cho huyện. Sở dĩ huyện chậm chi trả tiền bồi thường là do người dân chưa thống nhất về việc áp giá đền bù của Hội đồng kiểm kê. Nói tóm lại, Việc áp giá và thực hiện việc đền bù cho dân là trách nhiện của chính quyền địa phương.
“Việc UBND huyện Ngọc Lặc đề xuất xây dựng nhà máy nước sạch cho dân, thì chúng tôi cũng đã báo cáo với Bộ Nông nghiệp và PTNT. Trong quá trình thi công, nghe dân phán ánh là giếng khoan của gia đình bị mất nguồn nước, chúng tôi vào kiểm tra thực tế thì cũng đúng như vậy”, ông Hải cho biết thêm.
Trước đó, trao đổi với báo giới về việc người dân phản ánh chậm chi trả tiền đền bù và nguồn nước sinh hoạt bị mất, ông Phạm Công Cúc, Phó chủ tịch UBND huyện Ngọc Lặc, cho biết: Chúng tôi đã bàn bạc với chủ đầu tư 3 nội dung để giải quyết cho dân về việc này, cụ thể: Thứ nhất là tiền đền bù thiệt hại cho nhà bị ảnh hưởng; thứ hai là xây dựng nhà máy nước sạch; thứ ba là di chuyển những hộ dân ở gần khu vực kênh, để tránh bị ảnh hưởng.
“Tổng số tiền dự toán để giải quyết các vấn đề trên là khoảng 58 tỉ đồng. Hiện tại, chủ đầu tư đang trình các đơn vị liên quan để xem xét, quyết định, nên chúng tôi cũng đành phải chờ”, ông Cúc nói.
Thiết nghĩ, chủ đầu tư dự án và chính quyền địa phương cần khẩn trương có giải pháp giải quyết vấn đề nêu trên, để người dân sớm ổn định cuộc sống.
Báo Kinh tế nông thôn tiếp tục thông tin về vụ việc trên.
Mới đây, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá Lê Đức Giang ký quyết định xử phạt hơn 400 triệu đồng đối với Công ty TNHH Thương mại Song Dương (gọi tắt Công ty Song Đương) do trang trại lợn của công ty này vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Ngày 22/10/2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 135/2024/NĐ-CP quy định cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ.
Gỗ xử lý tịch thu không còn hợp pháp là một trong những điều chỉnh được quy định tại Nghị định 120/NĐ-CP vừa được Chính phủ ban hành hôm 30/9 khi sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 102/2020/NĐ-CP.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.
Ông Lê Đức Giang, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ký văn bản chấn chỉnh thực hiện dự án nạo vét lòng hồ Khe Trầu (phường Trúc Lâm, TX Nghi Sơn), sau phản ánh của Tạp chí Kinh tế nông thôn.
Liên quan đến trang trại tổng hợp gây ô nhiễm môi trường ở xã Thăng Bình, UBND huyện Nông Cống (Thanh Hoá) yêu cầu chủ trang trại dừng nuôi lợn, hoàn thiện hồ sơ cấp phép môi trường và hoàn thiện các hạng mục, công trình xây dựng phục vụ hoạt động sản xuất theo đúng quy định.