Từ thông tin báo chí phản ánh việc doanh nghiệp thi công cải tạo ao gây lún, nứt nhà dân ở xã Phù Đổng, UBND huyện Gia Lâm (Hà Nội) đã có văn bản yêu cầu các đơn vị liên quan kiểm tra, xử lý.
Tạm dừng thi công
Theo Văn bản số 108/UBND-VP, ngày 13/8, do ông Hoàng Anh Tú, Chánh văn phòng UBND huyện Gia Lâm ký gửi Phòng Quản lý đô thị, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng, UBND xã Phù Đổng về việc kiểm tra, xác minh, xử lý theo thông tin phản ánh của báo chí.
UBND huyện Gia Lâm nhận được thông tin phản ánh của Sở Thông tin và Truyền thông ngày 9/8/2018 và của một số cơ quan báo chí về việc thi công khi chưa hoàn thiện thủ tục, chưa bàn giao mặt bằng khu vực ao 6 sào tại xã Phù Đổng, gây sạt lở, mất an toàn cho các hộ dân liền kề. Để làm rõ các nội dung trên và trả lời các cơ quan báo chí, Văn phòng HĐND-UBND huyện đề nghị và giao Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng chỉ đạo đơn vị thi công tạm dừng ngay việc thi công cải tạo ao 6 sào, thuộc xóm Bộ, xã Phù Đổng (nằm trong dự án Cải tạo, nâng cấp các tuyến đường liên thôn, trục chính các thôn Phù Đổng 1-2, xã Phù Đổng); có biện pháp đảm bảo an toàn cho các hộ dân liền kề. Chỉ được thi công khi đảm bảo các biện pháp an toàn, được sự thống nhất của các hộ dân xung quanh và ý kiến chỉ đạo của UBND huyện.
Đồng thời, lãnh đạo huyện giao phòng Quản lý đô thị chủ trì phối hợp các đơn vị liên quan (TN&MT, TC-KH, Ban QLDA, UBND xã Phù Đổng) kiểm tra hiện trạng, rà soát hồ sơ, quy trình thủ tục triển khai dự án, làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm, báo cáo UBND huyện trước 30/8/2018.
Cùng với đó, huyện giao UBND xã Phù Đổng phối hợp với các đơn vị liên quan giám sát việc thi công thực hiện dự án đảm bảo đúng quy định, an toàn cho các hộ dân, kịp thời báo cáo UBND huyện ý kiến của nhân dân liên quan đến thực hiện các dự án trên địa bàn.
Chính quyền bị tố “làm ngơ”!?
Như Báo Kinh tế nông thôn đã thông tin, người dân sống tại xóm Bộ, thôn Phù Đổng 2, xã Phù Đổng, phản ánh việc chính quyền xã để cho doanh nghiệp ngang nhiên đào, múc đất tại ao 6 sào khi chưa được bàn giao mốc giới, kiểm đếm tài sản trên đất dẫn đến tình trạng lún, sụt nhà, đe dọa an toàn tính mạng của họ.
Người dân tại đây cho biết, vào các ngày đầu tháng 8/2018, từ đâu xuất hiện một máy múc công suất lớn đến đậu trên phần diện tích đất tại khu vực ao 6 sào thuộc xóm Bộ rồi tiến hành đào, múc phần bùn đất tiếp giáp với nhà dân. Khi người dân hỏi thì mới biết chiếc máy múc trên là của Công ty TNHH Hồng Trường có trụ sở tại 619 Nguyễn Văn Linh, Long Biên, Hà Nội, đưa đến để thi công dự án kè ao do huyện Gia Lâm làm chủ đầu tư.
Trong đơn, người dân còn cho biết, sau khi doanh nghiệp này tiến hành đào, múc; nhận thấy có dấu hiệu của việc lún, nứt phần diện tích sân trước nhà, người dân đã trực tiếp điện thoại cầu cứu Chủ tịch UBND xã Phù Đổng nhằm đảm bảo an toàn tính mạng của người thân trong gia đình và bảo vệ tài sản nhưng không được vị lãnh đạo này quan tâm dẫn đến một phần diện tích sân trước nhà và tường rào bị đổ sập xuống hố sâu gần 5m.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.