Cung cấp hàng ngàn lao động kỹ thuật tay nghề cao cho các khu công nghiệp trong tỉnh và toàn quốc, đáp ứng kịp thời nhu cầu nhân lực phục vụ sản xuất phát triển kinh tế - xã hội, hội nhập kinh tế quốc tế,...
Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật - Công nghệ Tuyên Quang đang góp phần tích cực vào thực hiện nhiệm vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.
Đa dạng hóa các loại hình đào tạo
Mang sứ mệnh trong sự nghiệp giáo dục nói chung, sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, hội nhập kinh tế của tỉnh Tuyên Quang nói riêng, qua hơn 16 năm xây dựng và phát triển, Trường Cao đẳng Nghề Kỹ thuật - Công nghệ Tuyên Quang luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, là địa chỉ tin cậy của lực lượng lao động trong tỉnh và cả nước.
Nhà trường có cơ sở vật chất quy mô, khuôn viên khang trang, đủ các khu chức năng, như: khu nhà lớp học, khu nhà xưởng thực hành, nhà đa năng… và chỗ ở nội trú đủ điều kiện phục vụ trên 300 học sinh, sinh viên.
Đào tạo 26 ngành nghề khác nhau cho các hệ Cao đẳng, Trung cấp và Sơ cấp nghề như: cắt gọt kim loại, hàn, công nghệ ô tô, điện công nghiệp, điện dân dụng, kế toán doanh nghiệp, kỹ thuật sửa chữa lắp ráp máy tính, vận hành máy thi công nền, kỹ thuật máy nông nghiệp, sửa chữa lắp ráp xe máy, điện lạnh, kỹ thuật may, chăn nuôi, trồng trọt, lái xe các hạng…
Với đội ngũ cán bộ, giáo viên hùng hậu, chất lượng, dày dạn kinh nghiệm (64 người), 100% đạt chuẩn trình độ, trong đó có 33 thạc sỹ; 28 đại học ; 3 trung cấp - cao đẳng, nhà trường đã tự chủ xây dựng, biên soạn nội dung theo chương trình chuẩn khung của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; đồng thời không ngừng đổi mới nội dung chương trình và mục tiêu đào tạo; giảng dạy, biên soạn giáo trình sát và phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp. Các môn học/modul đáp ứng phương pháp giảng dạy tích cực, sử dụng các thiết bị, công nghệ mới; từng bước tiếp cận trình độ sư phạm quốc tế.
Bên cạnh đó, tích cực tìm hiểu, khảo sát thị trường, nắm bắt xu hướng, đào tạo nghề dựa theo nhu cầu thực tiễn của thị trường lao động, theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp, để tăng quy mô đào tạo, mở rộng các ngành nghề; đa dạng hóa các loại hình đào tạo.
Gắn kết cơ sở giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp
Điểm nổi bật của Trường Cao đẳng Nghề Kỹ thuật - Công nghệ Tuyên Quang là hợp tác “Gắn kết cơ sở giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp” trong lĩnh vực thực hành, đào tạo mới nguồn nhân lực, cũng như đào tạo lại nguồn công nhân kỹ thuật, góp phần tiết kiệm chi phí đào tạo. Người học sau đào tạo có thể tự túc được việc làm hoặc được tuyển dụng làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh…, góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo tại địa phương.
Từ năm 2003 đến nay, nhà trường đã đào tạo và công nhận tốt nghiệp cho hơn 25.200 học sinh, sinh viên. Trong đó, cấp bằng công nhân kỹ thuật cho hơn 700 học sinh; cấp bằng tốt nghiệp trung cấp nghề cho hơn 1300 học sinh; cấp bằng tốt nghiệp cao đẳng nghề cho trên 500 sinh viên; cấp chứng chỉ sơ cấp nghề cho hơn 23 nghìn học viên. Đã có hàng nghìn học sinh, sinh viên của trường có việc làm phù hợp sau tốt nghiệp, mức thu nhập bình quân từ 5 đến hơn 15 triệu đồng/tháng…
Thầy giáo Nguyễn Thanh Hà, Hiệu trưởng Trường Cao Đẳng Nghề Kỹ thuật - Công nghệ Tuyên Quang, chia sẻ: “Năm học 2019 - 2020 này, nhà trường đạt 500 học sinh trong công tác tuyển sinh - con số kỷ lục, là niềm vinh dự; khẳng định độ tin cậy, đặt niềm tin yêu của học sinh, sinh viên và người lao động với nhà trường”.
Sự nỗ lực không ngừng của toàn thể CBVCNV và những thành tích đạt được, nhà trường đã nhận được nhiều danh hiệu cao quý. Năm 2011, trường được tặng Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang. Năm 2012, trường được tặng Cờ thi đua của Chính phủ. Năm 2013, trường đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba của Chủ tịch nước.
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.