Hơn tuần nay, thời tiết luôn ở ngưỡng 6 - 10 độ C, cộng với mưa rào, khiến hàng nghìn ha rau màu của người dân ở các tỉnh Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam… thiệt hại nặng nề. Mặc dù đã dùng đủ cách để cứu rau màu, nhưng nhiều ruộng rau vẫn gần như mất trắng.
Dầm mưa trong giá rét cứu rau
Sáng 26/1, dưới cơn mưa nặng hạt kèm theo cái rét như cắt da, cắt thịt, đi về các vùng sản xuất rau của Hà Nội như Vân Nội (Đông Anh), Song Phương (Hoài Đức), Duyên Hà (Thanh Trì) và các vùng rau ở Tứ Kỳ, Thanh Miện (Hải Dương)… chúng tôi thấy rất nhiều nông dân vẫn mặc áo mưa và chân đất tay trần ra đồng để che nylon cứu những luống rau.
Nông dân xã Vân Nội dầm mưa và lạnh 6 độ C để che nylon cứu rau màu, song nhiều thửa vẫn mất trắng. H.V.
Tại xã Vân Nội, trên cánh đồng rau không còn nhìn thấy màu xanh của rau nữa, mà thay vào đó là màu trắng của nylon. Anh Nguyễn Văn Hải ở thôn Đông Tây, trồng 5 sào rau và đây cũng là nguồn thu nhập chính của gia đình, hết sức lo lắng bởi những luống rau ăn lá đang trong giai đoạn sinh trưởng phát triển thì gặp thời tiết giá rét khắc nghiệt. Nhìn những luống cải ngọt chỉ vài ngày nữa là đến ngày thu hoạch thì gặp mưa đổ xiêu vẹo, anh Hải buồn rầu: “Mấy luống rau trồng bán tết thì gặp mưa, rét nên cây thì đổ giập, cây thì sũng lá, thối gốc chết, tôi phải cắt tỉa bán dần. Nếu rét thêm vài ngày nữa rau chết hết, không thối gốc thì cũng chẳng lớn được”.
Cách đây 3 ngày, anh Hải đã mua 200.000 đồng phân bón và hàng trăm nghìn tiền nylon để che cho rau, mong kéo lại chút vốn, nhưng cũng chẳng thấm vào đâu khi mưa rét vẫn kéo dài.
Ông Nguyễn Văn Hiến – Trưởng phòng Kinh tế huyện Hoài Đức (Hà Nội) đánh giá, diện tích rau bị thiệt hại lớn nhất là các loại rau ăn lá như cải xanh, xà lách, hành tỏi, rau mùi… Mặc dù đã được cảnh báo, nhưng vì đây là đợt rét “kỷ lục”, nên nhiều nông dân phòng chống không kịp, nhất là những luống rau mới gieo, rau đang lên lá thiệt hại rất lớn. Nhiều diện tích rau giảm sản lượng tới 40 – 50%. |
Không riêng gì rau ăn lá mà đến những ruộng cà chua, đỗ xanh cũng bị thời tiết giá lạnh gây thiệt hại. Tại ruộng cà chua của gia đình chị Lê Thị Hạ liền kề nhà anh Hải, nhiều quả cà chua rụng đầy dưới gốc, lá bị thâm đang ngả sang màu đen, cây có hiện tượng héo úa
Chị Hạ tay run run nâng những cây cà chua đang héo, miệng thở ra khói, nói: “Không khéo mấy luống cà chua này mất trắng, sương lạnh làm quả rám đen, có quả thì tách. Có luống chưa kịp thu, cây chết héo nên tôi chán chẳng buồn hái nữa, vả lại cho hái bán cũng chẳng mấy người mua vì quả xấu. Với 2 sào cà chua, đợt rét này làm nhà gia đình tôi “rụng” mất cả chục triệu đồng”.
Tại vùng rau ở các xã Phạm Kha, Hùng Sơn, Cao Thắng… (Thanh Miện, Hải Dương), nhiều nông dân cũng dầm mình trong mưa để mong cứu được cây rau. Nông dân Nguyễn Văn Bình (xã Phạm Kha) có 5 sào hành và cải xanh, vừa hối hả che nylon, vừa run run giọng nói với phóng viên: “Lạnh quá, có khi cứu được rau thì người “chết” cũng nên. Nhưng của, công cả mấy tháng trời, không cứu rau thì lấy gì mà ăn. Tết trông chờ cả vào mấy sào rau này, thì nay sắp trắng tay rồi”.
Sẽ thiếu rau xanh
Theo kinh nghiệm của nhiều người dân, sau mỗi đợt rét, mưa lớn thì rau khan hiếm nên giá sẽ tăng. Bởi vậy họ đang cố gắng để cứu những luống rau, mong vài ngày nữa khi thời tiết ấm trở lại rau sẽ hồi phục để bán tết. Anh Bình cho biết: “Nếu trời thương, vài ngày nữa nắng ấm, thì rau sẽ hồi lại. Như năm 2008, sau đợt rét, giá rau đã đội lên gấp 2 – 3 lần, nếu “kịch bản” này lặp lại thì may ra chúng tôi hòa vốn, hoặc có được cái tết tạm đủ”.
Cũng như anh Bình, anh Nguyễn Văn Hải nhận định, nếu đợt rét đậm, rét hại này tiếp tục kéo dài thêm vài ngày nữa, thì chắc chắn dịp Tết Nguyên đán sẽ khan rau và kéo theo đó là giá tăng. “Người trồng rau nói riêng và làm nông nghiệp nói chung luôn phụ thuộc vào thời tiết. Thời tiết thuận lợi thì rau phát triển tốt, nhưng giá lại rẻ, thời tiết khắc nhiệt rau được giá hơn, nhưng khổ nỗi lại không có rau để bán. Chúng tôi chỉ biết cố gắng che nylon cho rau, nhưng nếu trời vẫn cứ rét thì cũng không cứu được” – anh Hải lo lắng.
Ông Bùi Văn Tiếp – Trưởng phòng NNPTNT huyện Thanh Miện cho hay, những ngày này huyện đang tích cực hướng dẫn bà con tìm mọi cách để cứu rau màu, bằng các biện pháp như che nylon, bón phân hỗ trợ… “Chúng tôi chưa thống kê được diện tích và số tiền thiệt hại, song đợt rét này đã gây thiệt hại không nhỏ cho người dân” – ông Tiếp nói.
Hơn 1.700 con gia súc chết
Theo Ban chỉ đạo T.Ư Phòng chống thiên tai, thống kê chưa đầy đủ, đã có 2.923ha hoa màu và 217ha cây công nghiệp ngắn ngày bị thiệt hại tại Lào Cai, đối với các tỉnh khác hiện chưa có số liệu thống kê thiệt hại. “Ước tính thiệt hại về hoa màu của lĩnh vực trồng trọt trong đợt rét kỷ lục này khoảng 10 tỷ đồng nhưng nếu tiếp tục rét đậm, rét hại, kèm theo mưa và có băng giá thì thiệt hại có thể lên tới 30 tỷ đồng” - ông Ma Quang Trung – Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT) cho biết.
Ông Lã Văn Thảo – Trưởng phòng Gia súc lớn (Cục Chăn nuôi) cho biết, theo thống kê của các địa phương, tính đến cuối giờ chiều ngày 26.1 đã có 1.760 con gia súc bị chết do rét đậm, rét hại. Trong đó, nhiều nhất là Quảng Ninh 432 con, tiếp đến là Yên Bái 248 con, Lào Cai 235 con, Sơn La 232 con, Cao Bằng 185 con, Lạng Sơn 169 con, Hoà Bình 106 con, các tỉnh Điện Biên, Hà Giang, Bắc Kạn, Bắc Giang… đều có gia súc bị chết do rét đậm, rét hại. Cục Chăn nuôi và Cục Trồng trọt đã cử các đoàn đến các địa phương kiểm tra và đôn đốc công tác chống rét cho cây trồng và vật nuôi. “Kinh nghiệm quản lý ở vùng núi nhiều năm cho thấy, số lượng trâu, bò chết rét sẽ không dừng lại ở đây, bởi lúc đang rét chưa chết nhiều mà sau đợt rét này, nắng lên và trâu bò được thả ra sẽ bị cước chân, chết rất nhiều”. |
Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính: “Thời gian, trí tuệ, quyết định kịp thời, đúng lúc là yếu tố quyết định thành công. Vừa qua Tổng Bí thư nêu lãng phí thời gian, mà thời gian là tiền bạc, sao cứ để loay hoay mãi. Phân cấp mạnh ra, quy định trong luật cho rõ cái gì được làm và không được làm để người ta sáng tạo”
Cà Mau được thiên nhiên ưu đãi với địa lý, thiên nhiên án ngữ vùng cực Nam của Tổ Quốc. Nơi đây tồn tại 3 hệ sinh thái ngập nước ngọt, lợ, mặn riêng biệt, tạo nên một môi trường phát triển kinh tế thuận lợi. Đối với du lịch, môi trường tự nhiên của tỉnh này đang là tiềm năng, vận hội mới cho ngành công nghiệp không khói phát triển.
Mỗi năm, huyện Yên Thế (Bắc Giang) bán ra thị trường trên 10 triệu con gia cầm thương phẩm, giá trị sản xuất năm 2024 ước đạt trên 1.600 tỷ đồng. Tuy chăn nuôi đã trở thành một nghề quan trọng trong kinh tế địa phương nhưng vẫn còn nhiều khó khăn trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ. Trước thực trạng này, nhiều giải pháp đã được đưa ra.