Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Chủ nhật, ngày 24 tháng 11 năm 2024  
Chủ nhật, ngày 24 tháng 7 năm 2022 | 15:5

Nông nghiệp là một ngành kinh tế, thương hiệu phải được xây dựng từ "nhân hiệu"

Ngày 24/7, Đoàn công tác của Bộ Nông nghiệp và PTNT do Bộ trưởng Lê Minh Hoan làm trưởng đoàn đã đến thăm và làm việc với Sở Nông nghiệp và PTNT Nghệ An.

Cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng phát triển toàn diện

Tại buổi làm việc, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Nguyễn Văn Đệ cho biết, thời gian qua, sản xuất nông lâm ngư nghiệp tỉnh Nghệ An có những bước phát triển khá toàn diện; nông nghiệp và kinh tế nông thôn chuyển biến theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng; đã tập trung cơ cấu lại theo hướng ưu tiên phát triển nhóm sản phẩm chủ lực và OCOP. Trên từng lĩnh vực của ngành bước đầu đạt được kết quả nhất định; an ninh lương thực luôn được đảm bảo; kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn được đầu tư đồng bộ và ngày càng hoàn thiện; đời sống dân cư nông thôn ngày càng được nâng cao.

 

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đến thăm và làm việc với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nghệ An. Ảnh: Phạm Bằng
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đến thăm và làm việc với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nghệ An. Ảnh: Phạm Bằng

 

Năm 2021 và 6 tháng đầu năm 2022, mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng ngành Nông nghiệp Nghệ An vẫn đạt nhiều kết quả quan trọng, là bệ đỡ của nền kinh tế. Thể hiện là trong năm 2021, giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp đạt mức tăng trưởng khá nhất từ trước đến nay với 38.409 tỷ đồng; tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất của ngành đạt 5,59%, vượt kế hoạch đề ra.

Trong xây dựng nông thôn mới, toàn tỉnh huy động, lồng ghép nguồn vốn đạt 12.445 tỷ đồng. Đến nay, toàn tỉnh có 299/411 xã đạt chuẩn nông thôn mới, đạt 72,75%; 20 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; 2 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu; số tiêu chí bình quân các xã đạt 16,80 tiêu chí/xã; 7 đơn vị cấp huyện hoàn thành nhiệm vụ, đạt chuẩn nông thôn mới.

Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) được triển khai thực hiện có hiệu quả. Đến cuối năm 2021 toàn tỉnh có 249 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP từ 3 sao trở lên. Toàn tỉnh có 637 hợp tác xã nông nghiệp, có 580 trang trại đạt tiêu chí.

Tổng giá trị xuất khẩu nông, lâm, thủy hải sản năm 2021 đạt trên 382 triệu USD, đạt 152,8%. Năm 2021, tỉnh đã thu hút được 17 dự án nông nghiệp với quy mô trên 345 ha, tổng mức đầu tư 3.245,24 tỷ đồng.

Ông Nguyễn Văn Đệ nhấn mạnh, thời gian tới, ngành nông nghiệp Nghệ An sẽ tập trung đẩy mạnh cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng phát triển nông nghiệp toàn diện, bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu; nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng và thương hiệu nông sản; nâng cao thu nhập cho người dân khu vực nông thôn.

Tỉnh Nghệ An mong muốn Bộ trưởng Bộ NN&PTNT sớm có chỉ đạo và hướng dẫn thực hiện các biện pháp hỗ trợ cho các doanh nghiệp, HTX, các hộ sản xuất kinh doanh và người nông dân nhằm phục hồi sản xuất nông nghiệp hậu COVID-19; quan tâm hỗ trợ kinh phí đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng vào lĩnh vực nông nghiệp để cùng bà con nông dân phát huy tiềm năng thế mạnh trên địa bàn, đẩy mạnh phát triển nông nghiệp, gắn với xây dựng nông thôn trong giai đoạn mới.

 

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan chia sẻ định hướng phát triển ngành Nông nghiệp trong thời gian tới. Ảnh: Phạm Bằng
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan chia sẻ định hướng phát triển ngành Nông nghiệp trong thời gian tới. Ảnh: Phạm Bằng

 

Nông nghiệp là một ngành kinh tế, thương hiệu phải được xây dựng từ "nhân hiệu"

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan đánh giá cao những kết quả mà ngành nông nghiệp của tỉnh Nghệ An đạt được trong thời gian qua, đây là sự nỗ lực đáng ghi nhận của các cấp, các ngành, bà con nông dân trên địa bàn.

Bộ trưởng khẳng định, nông nghiệp là một ngành kinh tế. Trong kinh tế nông nghiệp, phải tính toán, giải quyết được các yếu tố về chi phí sản xuất, chất lượng nông sản, thị trường tiêu thụ, giá trị tăng thêm, xây dựng chuỗi ngành hàng và kết nối cung - cầu... thì mới thành công.

"Tư duy kinh tế là bài toán trừ giữa giá bán và chi phí bỏ ra, là nghĩ cho người mua chứ không phải nghĩ cho người bán", Bộ trưởng Lê Minh Hoan nói và cho rằng, ngành nông nghiệp của tỉnh Nghệ An phải truyền đi thông điệp sản xuất nông nghiệp nhân văn, bền vững, cùng tạo ra giá trị và thụ hưởng giá tri.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan nêu vấn đề: "Đất đai ngày càng teo tóp, hạn hẹp, vậy thì 5 năm nữa ngành Nông nghiệp tăng trưởng thì dựa vào cái gì ?". Để trả lời cho vấn đề này, Bộ trưởng cho rằng, phải tăng trưởng dựa trên nâng cao giá trị, thông qua chuyển từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, chuyển từ đơn giá trị sang đa giá trị. Bởi bất kỳ một nông sản nào đó cũng vừa là thực phẩm, vừa là mỹ phẩm và vừa là dược phẩm.

"Tư duy kinh tế nông nghiệp là tư duy bán hàng, muốn thành công thì phải bán chính bản thân mình thông qua những cảm xúc, tâm huyết, niềm tin, trách nhiệm với cộng đồng, với xã hội và thương hiệu phải được xây dựng từ nhân hiệu" - Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhấn mạnh.

 

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan Thăm khu du lịch Hòn Mát Farm stay tại Nghĩa Đàn
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan Thăm khu du lịch Hòn Mát Farmstay tại Nghĩa Đàn

 

Tại buổi làm việc, Bộ trưởng Lê Minh Hoan chia sẻ, làm lãnh đạo phải biết ước mơ, phải có những giấc mơ, có trí tưởng tượng, từ đó thôi thúc chúng ta phải giải quyết những việc đó. Cùng đó, chúng ta phải đặt câu hỏi và tự trả lời, tại sao chúng ta làm việc đó, làm việc vì ai?.

Trả lời câu hỏi trên, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho rằng, chúng ta phải làm việc vì người nông dân bằng tâm thức, trách nhiệm, bổn phận, điều kiện của chính bản thân. Mỗi cán bộ trong ngành phải luôn đau đáu, trăn trở, làm sao giải quyết được "nỗi đau" của bà con nông dân, giải quyết các "điểm nghẽn" của ngành Nông nghiệp bằng những hành động thực tế.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan cũng đã lắng nghe, trực tiếp trả lời, giải đáp những ý kiến của các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp, nhà khoa học liên quan đến nâng cao giá trị đất lâm nghiệp, hệ thống thuỷ lợi, giá trị của doanh nghiệp nông nghiệp.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan cũng đề nghị: Nghệ An cần tiếp tục chuyển đổi cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng tăng giá trị theo chuỗi, bởi mặt trận nông nghiệp luôn có đóng góp quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội.

Về một số kiến nghị của tỉnh Nghệ An, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT trao đổi, nhất trí giao cho các đơn vị chức năng của Bộ NN&PTNT phối hợp với các bộ ngành liên quan để giải quyết, giúp đỡ tỉnh trong công cuộc phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.

 

 

 

Ngọc Lan
Ý kiến bạn đọc
  • Nâng cao nhận thức, con đường nâng tầm cho chè Việt

    Nâng cao nhận thức, con đường nâng tầm cho chè Việt

    Việt Nam được biết đến là một trong những quốc gia sản xuất chè lớn nhất thế giới, với những vùng chè trứ danh và hương vị đặc trưng. Tuy nhiên, phát triển chè hiện nay chưa tương xứng với tiềm năng và giá trị mang lại chưa cao.

  • Thanh Hóa thu ngân sách đứng đầu khu vực Bắc Trung Bộ

    Thanh Hóa thu ngân sách đứng đầu khu vực Bắc Trung Bộ

    Theo báo cáo tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh tỉnh Thanh Hóa năm 2024, tại phiên họp thường kỳ tháng 11/2024, thu ngân sách Nhà nước tỉnh Thanh Hóa dự kiến đạt hơn 50 nghìn tỷ đồng, đứng đầu khu vực Bắc Trung Bộ.

  • Du lịch sinh thái ở Cà Mau: Tiềm năng và vận hội

    Du lịch sinh thái ở Cà Mau: Tiềm năng và vận hội

    Cà Mau được thiên nhiên ưu đãi với địa lý, thiên nhiên án ngữ vùng cực Nam của Tổ Quốc. Nơi đây tồn tại 3 hệ sinh thái ngập nước ngọt, lợ, mặn riêng biệt, tạo nên một môi trường phát triển kinh tế thuận lợi. Đối với du lịch, môi trường tự nhiên của tỉnh này đang là tiềm năng, vận hội mới cho ngành công nghiệp không khói phát triển.

Top